Contact Us

12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Sự Hợp Tác Thiếu Hiệu Quả

12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Sự Hợp Tác Thiếu Hiệu Quả

20/04/2021

Chỉ khi việc phối hợp giữa các nhóm được diễn ra hiệu quả, một tổ chức mới có thể tạo ra được những thành tựu to lớn. Làm việc nhóm hiệu quả sẽ mang lại thành quả cao khi tất cả các nhân viên đều có chung mục tiêu và đa dạng hóa nhận thức vào công việc. Các nhóm làm việc cũng trở nên hòa hợp hơn khi cộng tác với nhau. Một phần do các thành viên cảm thấy gắn kết với nhau và bản thân là người đóng góp giá trị, có sức ảnh hưởng đến sự thay đổi trong một tổ chức.

12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Sự Hợp Tác Thiếu Hiệu Quả
12 Warning Signs Of Poor Collaboration

Những hành động này đều giúp tăng khả năng giữ chân nhân viên. Điều này được thể hiện trong báo cáo của Gusto cho rằng 54% nhân viên khẳng định ý thức mạnh mẽ từ tập thể đã giúp họ ở lại công ty lâu hơn.

Mặc dù biết rằng việc cộng tác là một phần tất yếu mang lại thành công cho một tổ chức, nhưng việc đó lại không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Trên thực tế, trong khi 75% nhân viên đánh giá việc hợp tác là “vô cùng quan trọng”, 39% lại cho rằng họ chưa thật sự hợp tác với nhau.

Hiệu quả làm việc nhóm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi không gian làm việc, nhất là khi các thành viên trong nhóm không quen với việc làm việc từ xa. Những cá nhân làm việc từ xa có khả năng không nhận ra rằng khoảng cách giữa các thành viên đã tăng lên chỉ đơn giản bởi họ không thể trông thấy được các dự án của nhau.

Khi nỗ lực tăng hiệu suất công việc, tất cả sẽ trở nên dễ dàng hơn khi mỗi nhân viên tránh rơi vào rắc rối và làm tốt việc của mình nếu không phải tư vấn cho các đồng nghiệp hay tìm kiếm những ý kiến từ người khác.

Nếu bạn đang phải làm việc trong một nhóm làm việc từ xa hoặc nhóm phức hợp (ngay cả khi có cơ hội được làm việc trực tiếp trở lại), hãy xem xét các dấu hiệu cảnh báo này cho việc điều chỉnh lại động thái của nhóm bạn.

Thận trọng khi tiến hành: Những dấu hiệu cảnh báo bạn cần điều chỉnh khi hợp tác

1. Có những thành viên trong nhóm không đóng góp ý kiến trong buổi họp.

Đôi khi việc giữ im lặng có thể phụ thuộc ở từng trường biểu cảm của mỗi người. Ví dụ như những người nằm trong nhóm ít thích thể hiện cảm xúc thường sẽ ít nói, vì thế nên bạn sẽ không nghe họ chia sẻ nhiều. Tuy nhiên, nếu các buổi họp của bạn họ thường xuyên im lặng ngay cả khi bạn đã cung cấp thông tin từ trước, cho phép họ có thời gian để nêu ý kiến, thậm chí nhẹ nhàng khuyến khích họ chia sẻ, thì có thể đã đến lúc bạn cần phải đánh giá lại mức độ cộng tác của nhóm.

2. Hiểu lầm trong giao tiếp thường xuyên xảy ra.

Hiểu lầm trong giao tiếp có thể xuất hiện ở nhiều dạng. Có thể là do các thành viên trong nhóm không hiểu lẫn nhau. Hoặc họ đang gặp vấn đề do sự khác biệt giữa hàm ý trong lời nói và ảnh hưởng đến lên người nghe. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng các cuộc hội thoại đang đi một vòng luẩn quẩn khi bạn liên tục nói đi nói lại một chủ đề với đồng nghiệp. Cho dù vấn đề là gì đi nữa, hiểu lầm trong giao tiếp thường là nguyên nhân sâu xa của việc hợp tác kém hiệu quả.

3. Tư duy nhóm thường xuyên xảy ra.

Mặc dù việc thiếu đa dạng trong nhận thức là điều có thể xảy ra trong các nhóm, nhưng thường thì tư duy nhóm chỉ xảy ra khi các thành viên trong nhóm hợp tác không hiệu quả. Họ có thể không thách thức suy nghĩ của nhau hoặc đưa ra các ý tưởng mới để giúp đội ngũ hoạt động một cách hiệu quả nhất có thể.

4. Các thành viên trong nhóm có khối lượng công việc không đồng đều.

Khối lượng công việc sẽ tăng giảm một cách tự nhiên mỗi khi dự án hoặc trách nhiệm công việc tăng đột biến trong năm. Hãy cân nhắc và xem xét các mối quan hệ tương quan trong nhóm nếu bạn thường xuyên nhận thấy rằng một số thành viên thường xuyên hoạt động và làm việc nhiều giờ trong khi những thành viên khác lại có quá nhiều thời gian rảnh rỗi.

5. Quá nhiều “Tôi” mà không đủ “Chúng ta”.

Ai cũng đều xứng đáng được công nhận và tôn vinh cho những thành quả mà họ gặt hái được. Tuy nhiên, khi những thành viên trong nhóm có xu hướng luôn đề cập đến cá nhân “tôi” thay vì “chúng ta” trong lúc thảo luận các dự án, bạn có thể nhận ra rằng việc hợp tác giữa các thành viên sẽ gặp vấn đề khi mà mỗi cá nhân đều đang tiếp cận công việc theo cách tách biệt như vậy.

6. Những mốc thời gian quan trọng bị bỏ lỡ.

Đôi khi những tình huống phát sinh khiến công việc bị chệch hướng nhưng những nhóm hợp tác tốt thường sẽ làm việc có hiệu quả và thường xuyên hoàn thành công việc đúng thời hạn. Nếu bạn nhận ra rằng việc bỏ lỡ những mốc thời gian quan trọng đang xảy ra ngày càng thường xuyên trong nhóm của mình, có thể bạn cần phải thay đổi cách tiếp cận việc hợp tác nhóm của mình.

7. Các cá nhân không hiểu rõ về thứ tự ưu tiên và vai trò.

Khi nhóm làm việc thành công, thứ tự công việc của các thành viên sẽ được sắp xếp dựa theo sự ưu tiên. Cách mà họ đóng góp cho kết quả thành công trên tư cách cá nhân và tập thể. Có thể đã đến lúc bạn phải đánh giá lại mối quan hệ trong nhóm nếu những thành viên đang ưu tiên những dự án mang tính cạnh tranh, làm những công việc trùng lặp, hoặc hoang mang về giá trị mà họ đem lại cho nhóm.

8. Xung đột kéo dài giữa các nhân viên.

Việc các thành viên bất đồng quan điểm trong lúc làm việc là một điều bình thường. Nhưng điều bất thường là khi xung đột không được giải quyết hoặc khơi mào cho những cuộc cãi vã không hiệu quả. Có thể bạn cần phải giải quyết vấn đề này với một hoặc hai thành viên trong nhóm, hoặc bạn có thể nhận thấy rằng xung đột là một thách thức lớn đang ảnh hưởng tới khả năng làm việc cùng nhau của nhóm bạn.

Hãy Lập Tức Hành Động: Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Gây Ảnh Hưởng Đến Thành Công Của Nhóm.

9. Các thành viên trong nhóm cảm thấy lo lắng khi đưa ra phản hồi hoặc không thể chấp nhận phản hồi.

Sự an toàn về mặt tâm lý là vô cùng quan trọng cho việc hợp tác có hiệu quả. Khi nhân viên sợ hãi việc phải đưa ra phản hồi hoặc chưa sẵn sàng chấp nhận phản hồi, hãy tạm dừng để đánh giá mối quan hệ tương quan trong nhóm và đánh giá lại cách các thành viên đang làm việc cùng nhau.

10. Các thành viên trong nhóm không thừa nhận trách nhiệm hoặc lỗi sai trong công việc.

Một khía cạnh khác cũng liên quan tới sự an toàn về mặt tâm lý là khi các thành viên trong nhóm có thể hành động một cách minh bạch, thừa nhận lỗi sai, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình mà không phải lo sợ về hình phạt. Khi một cá nhân đang cố gắng che giấu sai lầm hoặc đơn giản là không chịu nhận trách nhiệm, đó là dấu hiệu rằng nhóm của bạn đang thiếu đi sự tin tưởng lẫn nhau.

11. Các thành viên trong nhóm không thể hiện sự đồng cảm với nhau.

Nhóm làm việc sẽ hiệu quả hơn nhiều khi các thành viên hiểu và có thể đặt bản thân vào tình huống của nhau. Những nhóm không thể đồng cảm với thành viên của mình và hỗ trợ lẫn nhau sẽ gặp khó khăn trong việc hợp tác một cách hiệu quả.

12. Các thành viên rời nhóm.

Nếu tỷ lệ thay thế thành viên cao hơn mức trung bình so với tổ chức hoặc ngành nghề của bạn, khả năng cao là mối quan hệ trong nhóm là một yếu tố góp phần gây nên. Dù sao đi nữa, khi cá nhân này rời đi và người khác tham gia vào nhóm, sẽ hữu ích hơn nếu bạn đánh giá lại các phương pháp hợp tác nhóm để đảm bảo mọi người đều hòa đồng với nhau.

Làm việc nhóm hiệu quả rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên, giúp nuôi dưỡng sự kết nối giữa các thành viên với nhau và cải thiện chất lượng của một tổ chức. Nếu nhóm của bạn đang có bất kỳ biểu hiện hay dấu hiệu báo động nào trên đây, Emergenetics có thể giúp ích cho bạn.

Nguồn: Emergenetics International

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!