Contact Us

5 Động Lực Thúc Đẩy Ngành Quản Trị Nhân Sự trong Năm 2021

5 Động Lực Thúc Đẩy Ngành Quản Trị Nhân Sự trong Năm 2021

03/07/2021

Với việc COVID-19 gây nên việc phân tán nhân viên khắp nơi trên đất nước, các doanh nghiệp đang cố gắng hết sức để duy trì kết nối, điều chỉnh các hệ thống và quy trình mới nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng. Sơ đồ nguồn nhân lực đột nhiên trở thành mắt xích quan trọng nhất để tồn tại trong hiện thực mới này, và vai trò của Nhân sự đã thay đổi (có thể là mãi mãi).

5 Động Lực Thúc Đẩy Ngành Quản Trị Nhân Sự trong Năm 2021
5 Động Lực Thúc Đẩy Ngành Quản Trị Nhân Sự trong Năm 2021

Nghiên cứu cho thấy 73% người lao động phụ thuộc vào người sử dụng lao động trong việc chuẩn bị cho việc làm trong tương lai (theo Harvard Business Review). Các giám đốc Nhân sự hiện đang ngồi trên “chảo lửa” bởi “Quan tâm đến con người” hiện đang trở thành chương trình trọng tâm của Hội đồng quản trị và có vẻ sẽ vẫn như vậy trong thời gian tới.

Dưới đây là một số xu hướng sẽ là trọng tâm của việc “Quan tâm đến con người” trong năm nay:

1. Trí tuệ nhân tạo & Học máy cuối cùng sẽ chiếm vị trí trung tâm

Chúng ta đã nghe nói về điều này một thời gian – nhưng năm 2021 hứa hẹn sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể của Học máy và Trí tuệ nhân tạo vào các ứng dụng công nghệ. Các ứng dụng như vậy thì nhiều vô kể, một số cái đã xuất hiện và được giới thiệu rộng rãi. Nhưng những điều thú vị nhất lại nằm trong những ứng dụng sắp sửa được “trình làng”. Có thể kể đến như:

  • Kho kiến thức 24/7 cung cấp mọi thứ bạn cần để bán hàng tốt hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn hoặc làm tốt hơn công việc của bạn!
  • Trí tuệ nhân tạo giúp bạn tiếp cận các ưu đãi, thẻ xếp hạng, đãi ngộ, chính sách mới nhất và hơn thế nữa chỉ trong vài thao tác.
  • Trí tuệ nhân tạo có khả năng cập nhật tin tức, cập nhật thị trường chứng khoán, giới thiệu các địa điểm lân cận như ATM, bệnh viện dựa trên các truy vấn bạn yêu cầu.
  • Trí tuệ nhân tạo cung cấp quyền truy cập vào tất cả các chính sách và giúp nâng cao mức cảnh báo trong khi trả lời các câu hỏi thường gặp, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào.

Hyundai – một nhà sản xuất ô tô – đã sử dụng Jinie, con Chatbot ứng dụng Trí tuệ nhân tạo của PeopleStrong để tự động hóa bộ phận Trợ giúp nhân viên cho hơn 10.000 lao động tại văn phòng và nhà máy.

2. Quản trị nhân sự tích hợp trở thành chìa khóa

Khi các CXO (Giám đốc Trải nghiệm khách hàng) và các nhà lãnh đạo được hỏi “Rủi ro lớn nhất mà tổ chức của họ phải đối mặt trong 3 năm tới là gì?”. Họ đều xác định rủi ro nhân sự là mối đe dọa chính, một phạm trù quan trọng bao gồm tuyển dụng, giữ chân nhân tài và phúc lợi tổng thể của một nhân viên. Các nhà lãnh đạo có nhiệm vụ cân bằng giữa việc quản lý con người, các nhiệm vụ nhóm và phòng ban cũng như các công việc, nhiệm vụ của riêng họ. Đó là một công việc khó khăn, nhưng với sự phát triển của công nghệ, nhiệm vụ đó có thể trở nên hiệu quả hơn đôi chút.

Quản trị nhân sự tích hợp trở thành chìa khóa

Talent Operating System (Hệ thống quản lý nhân tài) là hệ thống được xây dựng cho các lãnh đạo và nhân viên để giúp các nhóm hoàn thành công việc nhiều hơn và rõ ràng hơn. Sự trợ giúp của các “đám mây kỹ năng” được hỗ trợ bởi Trí tuệ nhân tạo và mạng lưới kết nối các công việc theo ngành với bộ năng lực & kỹ năng có thể giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phân tích và dự đoán những nhóm nhân sự cần có, đồng thời xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có hiệu suất cao.

Hệ thống điều hành Nhân sự là nơi chứa tất cả mảnh ghép trong chiến lược nhân tài của một tổ chức. Mục đích chính là đưa toàn bộ chiến lược quản lý và tuyển dụng nhân sự của công ty lên một cấp độ hoàn toàn mới, cuối cùng là tăng sự hài lòng của nhân viên và tầm nhìn rõ ràng của doanh nghiệp.

3. Kết quả thúc đẩy năng suất

Nghiên cứu của Gallup cho thấy tính kết nối của nhân viên đang ở mức cao nhất mọi thời đại, nhưng khoảng 53% nhân viên vẫn thuộc nhóm “không gắn bó”. Các nhà lãnh đạo hiện đang tìm kiếm những cách thức sáng tạo để thu hút nhân viên bởi vì các mô hình hoạt động truyền thống sẽ không thể duy trì các yêu cầu về hiệu suất sau đại dịch.

Truyền tải mục tiêu rõ ràng hơn

Các doanh nghiệp đang cố gắng hết sức để phục hồi trạng thái bình thường và điều này chỉ có thể đạt được nếu toàn bộ lực lượng lao động đồng lòng với mục tiêu kinh doanh chiến lược của tổ chức. Để làm được điều đó, đa phần các lãnh đạo hiện nay đều đang áp dụng các phương pháp OKR (Mục tiêu và kết quả) để thúc đẩy một môi trường làm việc dựa trên kết quả, đảm bảo sự đồng bộ với các mục tiêu của công ty.

Nâng cao tính linh hoạt và nhanh nhẹn

Không giống như cách lập kế hoạch chiến lược dài hạn truyền thống, OKR thiên về các chu kỳ mục tiêu ngắn hơn, cho phép các nhóm điều chỉnh và thích ứng với sự thay đổi, giảm rủi ro và lãng phí. Các OKR chiến lược thường có thời hạn 1 năm, trong khi OKR theo chiến thuật có thời hạn một quý, tùy thuộc vào nhu cầu của công ty. Vào cuối mỗi chu kỳ, tất cả sẽ cùng phân tích kết quả và điều chỉnh lại OKR chiến lược.

Đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm

Việc cho phép nhóm của bạn quyết định các OKR cá nhân có thể giúp doanh nghiệp gia tăng tính gắn kết và trách nhiệm cá nhân nhờ nâng cao ý thức về tính sở hữu và mục đích công việc được giao. Thiết lập mục tiêu từ dưới lên cho phép các công ty tận dụng kiến thức chuyên môn của nhân viên để cải thiện vấn đề vì ban lãnh đạo cấp cao chỉ biết khoảng 4% các vấn đề của tuyến đầu. Phương pháp như vậy sẽ giúp làm tan “tảng băng” của sự thiếu sâu sát trong quản lý.

4. Trải nghiệm ảo (Virtual Experiences) sẽ trở nên mạnh mẽ hơn

Thị trường Thực tế ảo tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 209,2 tỷ đô la vào năm 2022. Điều này được thể hiện rõ qua thực tế là 14 triệu thiết bị thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường đã được bán ra trong năm 2019. Với sự gia tăng của thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường, các công nghệ đang có cơ hội mới để thu hẹp những khoảng cách giao tiếp, thậm chí xa hơn, thông qua trải nghiệm trực tiếp. Do những hạn chế gây ra bởi đại dịch đang diễn ra trên khắp thế giới, công nghệ VR được các nhà quản trị nhân sự sử dụng để mô phỏng các kịch bản thực tế và chuẩn bị cho nhân viên trước các tình huống có thể xảy ra trong thế giới thực.

Thực tế ảo trong tuyển dụng:

Theo PwC, đến năm 2030, hơn 23 triệu việc làm sẽ sử dụng AR và VR theo cách này hay cách khác. Điều này là do công nghệ VR có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm gia nhập công ty cho nhân viên mới, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại khi mà nhân viên bị phân tán khắp nơi và việc đi lại bị hạn chế do các lệnh phong tỏa khác nhau. Công nghệ VR sẽ là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả về chi phí, tích cực giúp bộ phận Nhân sự tăng khả năng giữ chân nhân viên và tăng năng suất.

Công ty đường sắt Đức Deutsche Bahn đã bắt đầu sử dụng VR cách đây 4 năm để thu hút nhân viên mới. Những nhân viên tiềm năng được cấp một bộ tai nghe VR và chỉ trong vài giây, họ đã được làm việc trong bầu không khí rất thực tế. Kể từ năm 2017, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC đã sử dụng trò chơi VR để dạy nhân viên cách nấu gà rán.

Đào tạo và phát triển:

Các ứng dụng dựa trên AR/ VR có thể mang đến một cuộc cách mạng cho quá trình đào tạo và phát triển. Những công nghệ này có thể đưa việc đào tạo nhân viên lên một cấp độ hoàn toàn mới, nơi mà các phương pháp học tập truyền thống đã không còn đủ sức tạo ra tác động. Thông qua thiết kế không gian cụ thể, các ứng dụng dựa trên AR/ VR có thể tạo ra một môi trường mô phỏng của thế giới thực và tránh mọi sự cố không đáng có trong quá trình huấn luyện an toàn. Mặt khác, nền tảng di động có thể trình bày nội dung ở định dạng 3D và khiến việc học trở nên thú vị hơn.

Thực tế ảo trong tuyển dụng:

Ví dụ, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC đã và đang sử dụng trò chơi VR để dạy nhân viên cách nấu gà rán, trong khi SweetRush đang hợp tác với các công ty như Hilton để phát triển trải nghiệm VR nhằm cung cấp cho nhân viên văn phòng trải nghiệm thực tế của việc điều hành một khách sạn, từ quầy lễ tân đến dọn phòng.

5. Bảo mật và tính nhanh nhẹn là những điểm tối quan trọng của Công nghệ nhân sự (HR Tech)

Trong thế giới đầy biến động và cạnh tranh ngày nay, nơi mà sự đổi mới đột phá và cách tiếp cận thị trường tốc độ cao là những điều kiện tiên quyết, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo  tính an toàn, khéo léo và chủ động. Giữa tất cả những điều này, không thể để HR là rào cản cho một môi trường nhanh nhẹn. Việc đánh mất dữ liệu nhạy cảm như thông tin bảng lương và các ghi chú từ cuộc điều tra nội bộ hoặc đánh giá nhân viên có những tác động vượt xa hơn cả bộ phận Nhân sự.

Khi nhiều thông tin được lưu trữ trực tuyến ở một vị trí tập trung, việc xâm phạm dữ liệu có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến hàng triệu khách hàng hoặc nhân viên cùng một lúc. Các giám đốc Công nghệ thông tin của doanh nghiệp cần chủ động mở rộng nỗ lực và cài đặt các yếu tố bảo mật hiện đại nhất hiện có trên thị trường để ngăn chặn các tin tặc tiềm năng.

Có thể nói, khi hệ thống nhân sự bị vi phạm, nó vượt ra ngoài việc dữ liệu cá nhân bị đánh cắp, bởi vì nhân sự là trung tâm của rất nhiều quy trình trong toàn tổ chức. Do đó, bộ phận Nhân sự cần phải nâng cấp, duy trì nhận thức và liên tục cải tiến để đáp ứng các nhu cầu của tổ chức một cách nhanh chóng.

Với tỷ lệ chuyên viên nhân sự so với nhân viên, thật khó khăn cho bộ phận HR khi phải kết nối trực tiếp với từng cá nhân trong doanh nghiệp, do đó, việc trang bị cho cấp quản lý các kỹ năng quản trị con người là điều rất cần thiết. Bộ phận nhân sự cần “nuôi dưỡng” cấp quản lý để họ thúc đẩy tinh thần, giải quyết những bất bình của nhân viên, xác định các yêu cầu học tập và phát triển của họ. Điều này sẽ giúp tăng cường sự hợp tác và nâng cao tốc độ cần thiết thông qua việc hành động nhanh chóng cho từng nhu cầu thiết yếu của mọi người.

Vào thời điểm bộ phận nhân sự thu thập thông tin phản hồi, phân tích và đưa ra kế hoạch hành động, vấn đề dường như đã thay đổi. Do đó nhu cầu về một cơ chế phản hồi liên tục là rất cấp bách. Hơn bao giờ hết, cần có những chính sách và can thiệp chủ động để quản trị con người nhằm thích ứng với nhu cầu thay đổi của nhân viên và điều kiện thị trường.

Năm 2021 không đáng sợ như chúng ta nghĩ

Năm 2020 là một năm của sự thay đổi mạnh mẽ, chưa từng có. Khi chúng ta tiến xa hơn vào năm 2021, một bối cảnh mới sẽ xuất hiện, được đánh dấu bằng những bài học kinh nghiệm từ đại dịch và những cống hiến mới hoặc được làm mới trong các lĩnh vực như trải nghiệm nhân viên, công việc ảo, tập trung vào kết quả và quản lý nhân sự hiệu quả bằng công nghệ AI. Việc thiết kế và cải tiến nhóm, cũng như phát triển kỹ năng, sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thực thi và thành công của doanh nghiệp.

Việc chuyển sang kỹ thuật số sẽ càng trở nên rõ nét hơn khi các công ty tìm cách chuyển đổi để đối mặt với những thách thức mới, tận dụng dữ liệu để nâng cao thực tiễn, cung cấp giá trị và tạo ra sự liên kết. Bộ phận Nhân sự cũng sẽ là tác nhân quan trọng góp phần thúc đẩy thành công thông qua việc hướng dẫn và cách tiếp cận trong-ngoài. Và cuối cùng, trong bối cảnh của rất nhiều thay đổi trong cuộc sống và sự hiện diện của một tương lai mờ mịt, cách các công ty giải quyết các vấn đề độc nhất hiện nay sẽ xác định cách họ thành công hay thất bại. Đây là thời điểm thú vị để “làm” nhân sự. Nếu bạn quan tâm đến thử thách, đổi mới, thay đổi và phát triển bản thân, hãy luôn dõi theo để xem thế giới biến đổi từng ngày.

Source: PeopleStrong

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!