6 Lời Khuyên Giúp Nâng Cao Hoạt Động Đào Tạo Sản Xuất Cho Doanh Nghiệp
10/02/2022
Để duy trì tính cạnh tranh, các doanh nghiệp đều đang tích cực thực hiện chuyển đổi số (digital trranformation) như một yếu tố tất yếu của quá trình đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, việc đầu tư vào nguồn nhân lực là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp không nên bỏ qua để hoàn thành chiến lược chuyển đổi số. Do đó, một chương trình đào tạo sản xuất được hoạch định rõ ràng nên được triển khai càng sớm càng tốt.
Khó có thể phủ nhận rằng, việc triển khai một chương trình đào tạo sản xuất hiệu quả là khoản đầu tư quan trọng giúp tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Theo Ericson và Fusion – hai công ty sản xuất hàng đầu, để không lãng phí thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp, các nhà quản trị nên kết hợp các phương pháp dưới đây vào chương trình đào tạo sản xuất:
1. Triển khai sớm
Hãy bắt đầu các buổi đào tạo nhân viên mới ngay sau khi tuyển dụng thành công bởi điều này sẽ cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên. Từ đó, nêu bật được những đóng góp của họ vào việc hoàn thành các mục tiêu chung. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp sản xuất là nơi có tỷ lệ sự cố an toàn lao động cao thứ 3 trong các ngành nghề, với 400.000 trường hợp về thương tích nghề nghiệp hàng năm. Chính vì thế, việc sớm triển khai các chương trình đào tạo sản xuất sẽ giúp người lao động nhận được hướng dẫn về các quy định an toàn. Từ đó, giảm đáng kể tỷ lệ tai nạn đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
2. Hướng dẫn nhân viên trả lời câu hỏi “tại sao” thay vì “thế nào”
Hãy chỉ cho nhân viên thấy đâu là vị trí của họ trong bức tranh tổng thể để mỗi nhân viên có thể đặt mảnh ghép bản thân vào đó. Việc chia sẻ các mục tiêu chung và sự tham gia của nhân viên trong việc đạt được mục tiêu đó khiến họ cảm thấy sự đóng góp của mình là quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Thông qua các chương trình đào tạo sản xuất, người lao động sẽ được cung cấp những kiến thức cần thiết và hiểu được tầm quan trọng về vai trò của họ trong dây chuyền sản xuất. Điều này không chỉ khích lệ họ mà còn khiến nhân viên nỗ lực để trở thành một phần hiệu quả hơn trong nhóm.
3. Thực hiện đào tạo một cách thường xuyên
Việc đào tạo thường xuyên tạo ra một văn hóa làm việc coi trọng sự đổi mới, nơi mà nhân viên luôn cảm thấy được tôn trọng khi đề xuất các ý tưởng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo thường xuyên cũng giúp nâng cao khả năng thích ứng của người lao động trước những thay đổi liên tục của ngành công nghiệp thông qua việc cập nhật các phương pháp mới và kỹ năng cần thiết. Sau các buổi đào tạo, người lao động có thể làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn bởi họ đã được trang bị những kiến thức mới và nâng cao trình độ chuyên môn. Từ đó tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của lực lương lao động linh hoạt với khả năng thích ứng nhanh nhạy với những biến động của thị trường sản xuất.
4. Có tính tổ chức và nhất quán
Việc tạo ra và tiêu chuẩn hóa một chương trình đào tạo thành công cần phải được lưu lại thành văn bản. Điều này đảm bảo tính thống nhất và chính xác của tất cả các kiến thức và kỹ năng mà nhân viên tích lũy được sau mỗi buổi đào tạo. Hơn nữa, các khóa đào tạo với giáo trình cụ thể cũng tạo điều kiện để các ứng viên nội bộ có năng lực dễ dàng luân chuyển sang các vị trí mà họ mong muốn. Việc đề bạt nội bộ cũng giúp giảm thời gian và chi phí cho hoạt động tuyển dụng.
Từ phía người hướng dẫn, hãy đảm bảo rằng nội dung đào tạo sẽ luôn được đồng nhất. Ngoài ra doanh nghiệp nên cân nhắc thuê thêm nhân sự có kinh nghiệm đào tạo tại chỗ. Để đào tạo được nhất quán, bạn có thể yêu cầu người hướng dẫn ghi chú lại các thông tin trọng yếu cần được truyền tải trong quá trình giảng dạy.
5. Hãy khiến hoạt động đào tạo trở nên thú vị
Một buổi đào tạo nhàm chán chắc chắn sẽ là lý do khiến nhân viên của bạn “ngáp ngắn ngáp dài”. Do đó, hãy khiến cho buổi đào tạo trở nên hấp dẫn hơn bằng cách kết hợp nhiều hoạt động và tổ chức thảo luận nhóm. Hãy đưa ra ví dụ, những câu chuyện cụ thể và đừng quên tặng quà cho các thành viên có đóng góp tích cực vào buổi đào tạo. Ngoài ra, việc tích hợp các công nghệ mới vào chương trình đào tạo như thực tế ảo – để mô phỏng khả năng xử lý và vận hành máy móc, chắc chắn sẽ khiến học viên hứng thú hơn. Thu hút sự chú ý của người học và khiến họ muốn lắng nghe sẽ giúp tạo ra sự linh hoạt và giao tiếp hiệu quả trong môi trường làm việc.
6. Khuyến khích đóng góp ý kiến của mọi người
Hãy đảm bảo rằng bạn nhận được ý kiến đóng góp từ mọi người trong nhóm sản xuất khi triển khai chương trình đào tạo. Đối với nhân viên, đây là dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng của ban lãnh đạo đối với trình độ chuyên môn của họ khi giao những nhiệm vụ lớn hơn, chẳng hạn như hỗ trợ chuẩn bị tài liệu đào tạo.
Sau khóa đào tạo, đừng quên yêu cầu phản hồi từ nhân viên. Đó sẽ có thể là những ý tưởng tuyệt vời mà bạn hoàn toàn có thể tận dụng cho các chương trình đào tạo trong tương lai. Những phản hồi này sẽ giúp bạn hiểu hơn về sở thích và phương pháp học yêu thích của nhân viên. Không chỉ vậy, điều này cũng sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng vì doanh nghiệp luôn đánh giá cao ý kiến đóng góp từ người lao động. Bạn thậm chí có thể nhận được những đề xuất “hay ho” mà bạn chưa từng xem xét trước đây.
Nói tóm lại, nếu nhân viên tin rằng việc chia sẻ kiến thức cá nhân có thể góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và muốn gắn bó lâu dài với tổ chức. Điều này giúp nâng cao tinh thần và quản lý chất lượng sản phẩm. Đây cũng là lý do khiến nhân viên cảm thấy hài lòng hơn với công việc và tăng tỷ suất lợi nhuận, giúp giá trị công ty được nâng cao.
Một chương trình đào tạo sản xuất toàn diện được thiết kế hoàn chỉnh sẽ mang lại một số lợi thế nhất định cho doanh nghiệp. Thực hiện theo các lời khuyên trên có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng mức độ gắn kết của nhân viên, giảm mức tiêu hao và tăng năng suất. Hoạt động đào tạo cũng có thể mang đến cho doanh nghiệp sự linh hoạt với nhiều ưu điểm trong cách vận hành. Việc đầu tư vào các chương trình đào tạo nhân sự sản xuất sẽ giúp tăng sản lượng, cho phép doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh.
Đào tạo sản xuất có thể là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh công nghiệp đầy rẫy những trở ngại khiến việc đào tạo nhân viên mới trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Để xây dựng một kế hoạch đào tạo sản xuất chi tiết nhất, hãy liên hệ với các chuyên gia của Talentnet ngay hôm nay. Là đơn vị tư vấn nguồn nhân lực hàng đầu tại Việt Nam, Talentnet đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp chuyên biệt hóa cho nhiều doanh nghiệp đầu ngành. Từ đó, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.