Contact Us

7 "Tâm Tư" Ngại Nói Ra mà Nhân Viên Muốn Sếp Hiểu

7 "Tâm Tư" Ngại Nói Ra mà Nhân Viên Muốn Sếp Hiểu

25/06/2021

Người đứng đầu đội ngũ doanh nghiệp không chỉ cần năng lực chuyên môn, mà còn cần khả năng gắn kết đội ngũ, nâng cao hiệu suất công việc và thậm chí lèo lái doanh nghiệp vững bước trước thử thách trong những thời điểm khủng hoảng.

7 "Tâm Tư" Ngại Nói Ra mà Nhân Viên Muốn Sếp Hiểu
7 "Tâm Tư" Ngại Nói Ra mà Nhân Viên Muốn Sếp Hiểu

Một khảo sát gần đây của Fierce cho thấy gần như tất cả (98%) nhân viên mong muốn nhà lãnh đạo cần tham khảo ý kiến từ cấp dưới cho các quyết định quan trọng. Tuy nhiên, có đến 40% trong số những người được khảo sát tiết lộ cấp trên không bao giờ hoặc hiếm khi trưng cầu ý kiến từ họ, khiến cho việc lên tiếng trở nên khó khăn.

Theo Havard Business Review, “phản ứng tự vệ” sẽ khiến phần đông nhân viên ngần ngại trình bày những suy nghĩ, đề xuất của bản thân để tránh bị “sếp ghét”, không vừa lòng đồng nghiệp. Khi đó, nhân viên thu mình hơn và chỉ hoàn thành vừa đủ công việc trong phạm vi được giao. Nếu kéo dài tình trạng trong thời gian dài, nhân viên dễ chán nản, cảm thấy thiếu sự lắng nghe và không còn tinh thần gắn kết, cống hiến cho công ty nữa.

7 “sự thật ngầm hiểu” của nhân viên văn phòng dưới đây có thể giúp nhà lãnh đạo nâng cao năng lực quản lý và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho đội ngũ nhân viên:

Thừa nhận sự tồn tại của thiên kiến nhưng phải hạn chế nó:

Những định kiến, quan niệm xã hội ăn sâu vào tiềm thức đôi khi khiến doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm quản lý rơi vào chiếc “bẫy” thiên vị – coi trọng, tin tưởng những người “phù hợp” mà bỏ qua cơ hội của những ứng cử viên tiềm năng khác. 
Thay vì tỏ ra công bằng 100%, nhà quản lý có thể thẳng thắn chia sẻ lý do lựa chọn và phân phối công việc cho đội ngũ nhân sự, đồng thời nhìn nhận rõ sự chủ quan của mình trong đánh giá, để hạn chế nó ở mức độ cho phép.
 

Xây dựng mối quan hệ win – win với nhân viên:

Xây dựng mối quan hệ win – win với nhân viên:

Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ khi nhân viên cần, tạo điều kiện cho nhân viên được học hỏi, trau dồi kĩ năng nghề nghiệp, mà chia sẻ các định hướng, kế hoạch lớn với nhân viên cũng là cách tạo ra mối quan hệ win – win song phương cho doanh nghiệp và người lao động. Đừng tạo cho nhân viên cảm giác họ đang “cống hiến” đơn phương, mà hãy cho họ thấy họ đang bỏ ra công sức và nhận lại thành quả xứng đáng.

Làm chủ một buổi họp đúng nghĩa:

Một buổi họp tích cực và hiệu quả là khi người lãnh đạo có khả năng dẫn dắt đội ngũ thảo luận, nêu lên mặt ưu – khuyết điểm của vấn đề, đồng thời thảo luận để đi đến phương pháp giải quyết cụ thể. Mặt khác, người lãnh đạo không nên điều hành từ đầu đến cuối buổi họp mà cần tinh ý chừa thời gian và không gian để nhân viên phát huy ý kiến, giúp cuộc họp trở nên đa chiều, hiệu quả hơn.

Cụ thể hoá những mục tiêu:

Nhân viên có thể thấy bản thân thiếu đi động lực khi họ không rõ mục tiêu cần đạt được là gì, đặc biệt trong thời điểm làm việc từ xa như hiện tại. Hãy minh bạch về các kỳ vọng bằng cách cụ thể hóa mục tiêu, KPIs và đi kèm hướng dẫn đầy đủ về vai trò của nhân viên trong từng dự án. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo hãy làm việc với thành viên để hiểu hơn về mục tiêu của họ bên cạnh mục tiêu công việc chung.

​​​​​​​Đừng coi nhẹ việc giao tiếp qua email

Đừng coi nhẹ việc giao tiếp qua email:

Một khảo sát khác của Fierce cho thấy 75% nhân viên cảm nhận mối quan hệ với cấp trên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng trong công việc. Do vậy, nhà lãnh đạo cần khéo léo trong mọi mặt giao tiếp, bao gồm cả trực tiếp, qua các cuộc gọi hay email, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ và các phương thức kết nối trực tuyến chiếm vị trí quan trọng trong công việc thường nhật. Người quản lý nên rèn luyện kĩ năng trả lời email rõ ràng, chú ý đến khác biệt văn hóa và không bỏ sót email từ nhân viên để quá trình giao tiếp thân thiện, hiệu quả hơn.

Đánh giá để xây dựng:

Theo PwC, gần 60% nhân viên được khảo sát mong muốn nhận được phản hồi trong quá trình làm việc. Đặc biệt, con số này tăng lên 72% ở nhóm nhân viên trẻ dưới 30 tuổi. Tuy nhiên, nhà quản lý cần lưu ý đưa ra những đánh giá, phản hồi với mục tiêu xây dựng, tích cực. Hạn chế đưa ra đánh giá mang tính chủ quan, bế tắc và thiếu tính gợi ý, định hướng để phát triển cho nhân sự.

Thử suy nghĩ từ góc độ nhân viên:

Suy xét sự việc dưới góc độ nhân viên sẽ giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn đa chiều và khách quan hơn. Một nhà lãnh đạo thấu hiểu tâm tư nhân viên và rõ ràng, minh bạch trong công việc sẽ giúp đội ngũ nhân viên thoải mái chia sẻ, gắn kết hơn với doanh nghiệp. “Đọc vị” nhân viên không khó, chỉ cần nhà lãnh đạo thật sự để tâm tìm hiểu và chịu khó lắng nghe tiếng lòng nhân viên từ những hành động nhỏ nhất. 
 

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!