Contact Us

Chuyện Doanh Nghiệp Sản Xuất: Nhân Sự và Kinh Doanh, Làm Sao Để Phối Hợp?

Chuyện Doanh Nghiệp Sản Xuất: Nhân Sự và Kinh Doanh, Làm Sao Để Phối Hợp?

23/06/2021

Ngành công nghiệp sản xuất luôn đối mặt với những thử thách về công nghệ, thị trường và nhu cầu khách hàng, khi ba yếu tố này luôn thay đổi chóng mặt sau mỗi năm tài chính.

Chuyện Doanh Nghiệp Sản Xuất: Nhân Sự và Kinh Doanh, Làm Sao Để Phối Hợp?
How can HR partner with Business in Manufacturing?

Và doanh nghiệp cần nhiều hơn một đội nhóm thận trọng, giàu kinh nghiệm để có thể nắm rõ tổ chức, vận hành trơn tru trong một thời gian dài. Cũng chính ở vấn đề này, tầm quan trọng của phòng Nhân sự được đề cao hơn bao giờ hết, với nhiệm vụ tạo dựng một bức tranh kinh doanh tổng thể hoàn chỉnh và có giá trị dài lâu.

Với việc nhiều doanh nghiệp bắt đầu tái khởi động từ cuối năm 2020, vai trò của bộ phận Nhân sự trở nên cực kỳ quan trọng. Đây là bộ phận mấu chốt trong việc giải quyết các vấn đề con người như năng suất thấp, các mối nguy hại về an toàn, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc và thất nghiệp trá hình.

Giờ đây, các nhà nhân sự cần tập trung hơn vào trách nhiệm giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến kinh doanh như tuyển dụng lao động được đào tạo tốt và có trình độ, duy trì năng suất lý tưởng, nới rộng chênh lệch kỹ năng cũng như luân phiên ca làm việc vào thời điểm hiện tại. Cụ thể hơn, sau đây là một số lĩnh vực mà phòng Nhân sự cần chú ý:

1. Tuyển đúng người, đúng việc

Tất nhiên, đây là trách nhiệm cơ bản và cũng là quan trọng nhất với một bộ phân nhân sự. Tuy nhiên, riêng ở lĩnh vực Sản xuất, tìm kiếm nhân tài có thể khó khăn ít nhiều, do vấn đề hao mòn sức lao động ở cấp độ đầu vào là khá cao, cũng như phải duy trì sự nhất quán trong công việc và đảm bảo kỹ năng của lực lượng lao động phổ thông.

Dựa vào một nghiên cứu của Deloitte, từ năm 2018 đến 2028, chênh lệch về kỹ năng có thể dẫn đến việc thiếu hụt 2,4 triệu vị trí sản xuất tại các doanh nghiệp. Chính vì thế, việc thực thi các quy trình tuyển dụng chất lượng cao càng trở nên cấp thiết hơn, nhằm thu hút “đúng người, đúng thời điểm”. Với sự hỗ trợ của các ứng dụng tuyển dụng công nghệ nhân sự, các phòng ban có thể đảm bảo các tiêu chí đo lường và thủ tục tuyển dụng thông suốt hơn.

2. Nâng cao kinh nghiệm nhân viên

Khi có sự chủ động trong công việc, người nhân viên thường sẽ làm việc hiệu quả hơn, dẫn đến hiệu ứng tích cực về mặt doanh thu. Tổ chức Nghiên cứu Môi trường doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng, các nhân viên chủ động trong công việc có khả năng đạt năng suất cao hơn mức trung bình đến 38%.

Bộ phận Nhân sự thuộc các doanh nghiệp sản xuất đang dần chú tâm hơn trong việc mang lại trải nghiệm vượt trội cho nhân viên với các nền tảng công nghệ nhân sự, cho phép việc phối hợp ở mức độ toàn tổ chức, giải quyết thắc mắc nhân viên tức thì với công nghệ HR-HelpDesk điều khiển bởi Trí thông minh Nhân tạo – AI. Khi xã hội bước vào tình trạng cách ly, công nghệ nhân sự ưu tiên ứng dụng di động trở thành biện pháp thay thế bậc nhất – đa số các nhân viên (phổ thông hay trí thức) đều có thể truy cập thông tin cá nhân, giữ liên kết với tổ chức mình đang làm việc, và phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Biện pháp này không chỉ giúp đảm bảo trải nghiệm nhân viên xuyên suốt, mà còn giảm thiểu tối đa các tác nghẽn trong quá trình làm việc, góp phần vận hành bộ máy trơn tru hơn.

3. Đầu tư cho việc học tập và phát triển của nhân viên

Việc tiếp thu và phát triển của nhân viên cũng là một trong những trách nhiệm quan trọng mà bộ phận Nhân sự cần đảm bảo. Với tình trạng khủng hoảng lao động từ năm 2020, vai trò này càng cấp thiết hơn cả. Theo một nghiên cứu, một doanh nghiệp trung bình sẽ mất từ 1 – 2,5% tổng doanh thu trong thời gian giúp nhân sự mới bắt kịp nhịp công việc.
Chính vì sự hao tổn tiềm tàng ấy, bộ phận Nhân sự cần đề xuất kế hoạch phát triển được cá nhân hóa cho từng nhân viên, nhằm tạo điều kiện phát triển phù hợp cho mỗi người. Một hệ thống học tập và phát triển toàn diện có thể cải thiện quá trình tiếp thu của nhân viên bằng các khuyến nghị tùy chỉnh trong chương trình huấn luyện, giúp tạo động lực và cải thiện năng suất chung của nhân viên.

How can HR partner with Business in Manufacturing?

4. Xây dựng năng lực nhân tài vững chắc

Đối với các công ty sản xuất lớn, việc đảm bảo nhân viên nắm bắt các ưu tiên liên tục thay đổi trong doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Và trong đó, hiệu suất công việc là ưu tiên hàng đầu. Trong một thời đại kinh tế cuồng quay, đảm bảo một lực lượng lao động với hiệu suất cao là điều cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp, và cũng là trách nhiệm tiếp theo của bộ phận Nhân sự. Các nhà lãnh đạo nhân sự trong lĩnh vực sản xuất cần phải xây dựng các tệp kỹ năng cụ thể, nhằm phân định rạch ròi các vai trò và kỹ năng tương thích, đề xuất các buổi huấn luyện đúng đắn, và liên tục phản hồi nhằm quản lý nhân tài hiệu quả. Việc này sẽ cho phép các tổ chức theo dõi hiệu suất nhân viên, đẩy mạnh trao đổi liên tục trong việc nâng cao hiệu suất, đi kèm là những đánh giá và phản hồi tức thời.

Các công cụ quản lý nhân sự trong thời đại mới sẽ giúp doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực đánh giá hiệu suất, quan sát, so sánh và chia sẻ các xếp hạng, cũng như định hình quy trình quản lý mục tiêu – MBO, OKRs, BSCs – trên một bảng tin thống nhất.

5. Xây dựng văn hóa công sở bất kể khoảng cách

Mỗi tổ chức đều sở hữu những bản sắc riêng, tạo nên một thể thống nhất mà ta thường gọi là văn hóa công sở. Nhằm duy trì và nâng cao giá trị này dù ở thời kì đại dịch, bộ phận Nhân sự cũng có bổn phận đem đến một văn hóa làm việc đúng với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, và không gò bó ở phạm vị nơi làm việc chung. Để làm được điều này, các phòng ban Nhân sự cần chú ý đảm bảo tính an toàn nơi làm việc, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần đồng đội, phối hợp và cạnh tranh lành mạnh. Không chỉ dừng lại ở đó, bộ phận Nhân sự cần hỗ trợ nhân viên đạt được nhu cầu nghề nghiệp, cá nhân, tổng quát và cả nhu cầu xã hội.

Với việc vận hành đã có nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay, đề cao kết quả và sự phối hợp chính là cách tiếp cận công việc tối ưu cần được duy trì. Tạo dựng các buổi họp thiết lập mục tiêu theo tháng, quý và năm sẽ giúp nhân viên có cơ hội phản hồi về các lỗ hỏng trong quy trình vận hành chung, gây ra những bất lợi và trì trệ tiềm tàng. Một kế hoạch thực hiện với bộ công cụ phù hợp để đảm bảo cải thiện quy trình và vận hành xuyên suốt cũng là một vấn đề mà bộ phận Nhân sự cần lưu tâm.

Kết luận

Sau những trở ngại lớn của ngành sản xuất trong thời gian gần đây, bộ phận Nhân sự đang nắm giữ chìa khóa để tạo nên sự thay đổi thiết yếu trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ việc đầu tư vào nguồn nhân lực. Lợi tức đầu tư trong cách tiếp cận mới sẽ phụ thuộc đáng kể vào sự hiểu biết và tập trung vào nền tảng con người và công nghệ thông qua: hành vi và kì vọng của lực lượng lao động, khuyến khích từ quản lý, dữ liệu và phân tích, công nghệ học máy và các nền tảng hỗ trợ.

Nguồn: PeopleStrong

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!