Contact Us

Đảm Bảo Khả Năng Phục Hồi Tài Chính cho Cuộc Sống Kéo Dài 100 Năm

Đảm Bảo Khả Năng Phục Hồi Tài Chính cho Cuộc Sống Kéo Dài 100 Năm

08/07/2021

Ngày nay, tuổi thọ của chúng ta cao hơn thế hệ cha mẹ mười năm, và hai mươi năm so với thế hệ ông bà. Khi chuẩn bị cho thời điểm nghỉ hưu, cả xã hội và chúng ta đã không xét tới thực tế về nhân khẩu học này.

Đảm Bảo Khả Năng Phục Hồi Tài Chính cho Cuộc Sống Kéo Dài 100 Năm
Ngày nay, tuổi thọ của chúng ta cao hơn thế hệ cha mẹ mười năm, và hai mươi năm so với thế hệ ông bà. Khi chuẩn bị cho thời điểm nghỉ hưu, cả xã hội và chúng ta đã không xét tới thực tế về nhân khẩu học này.

Đối với nhiều người, các khoản tiết kiệm của họ sẽ hết trước khi họ qua đời. Trung bình con người sẽ sống lâu hơn số tiền tiết kiệm mà họ có từ 8 đến 20 năm. Và phụ nữ là đối tượng thiệt thòi nhất trên cán cân này, với tuổi thọ cao hơn và tiền tiết kiệm lương hưu thấp hơn khoảng 40% so với nam giới. Một trong các mục tiêu chính trong việc thiết kế lại chế độ hưu trí là đảm bảo khả năng phục hồi tài chính thích hợp cuộc sống có tuổi thọ cao hơn – mà vẫn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

Đối mặt với thực tế là họ sẽ sống lâu hơn một cách đáng kể so với tiền lương hưu của mình, các nhân viên rất cần được giúp đỡ để đảm bảo an tâm về mặt tài chính. Theo Nghiên cứu Xu hướng Nhân tài Toàn cầu năm 2020 của Mercer, nỗi lo lớn nhất về mặt tài chính của nhân viên là tiết kiệm đủ cho thời điểm nghỉ hưu. Bất kể thuộc nhóm tuổi nào, 68% muốn được tư vấn và đánh giá về sức khỏe tài chính, và 61% cho rằng quan trọng là phải biết liệu họ có đang đi đúng hướng để tiết kiệm đủ tiền nghỉ hưu hay không. Tuy nhiên, các tổ chức lại khá chậm chạp trong việc nắm bắt vấn đề: chỉ 23% công ty đang thực hiện chương trình giáo dục tài chính cho nhân viên.

Nếu việc đảm bảo sức khỏe tài chính là vấn đề quan trọng trước đại dịch thì hiện tại nó đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Tác động kinh tế của Covid-19 đã khiến kế hoạch nghỉ hưu bị trật hướng khi thị trường đầu tư suy thoái, lãi suất vẫn ở mức đáy và các tập đoàn rút lại việc chi trả cổ tức dựa trên lương hưu. Như những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một phần mười tổ chức đã tạm dừng các khoản đóng góp lương hưu phù hợp – và chúng ta biết rằng, từ cuộc khủng hoảng đó, các khoản tài chính cá nhân không bao giờ được phục hồi hoàn toàn. Một số quốc gia cho phép lãnh lương hưu sớm, thế nhưng điều này chẳng khác nào cướp của người này để trả cho người khác.

Vậy nên sẽ càng có nhiều người cần duy trì công việc của mình hơn. Trước COVID-19, 72% người thuộc thế hệ bùng nổ dân số hậu Thế chiến thứ hai cho biết, họ dự định tiếp tục làm việc ngay cả khi đã qua tuổi nghỉ hưu. Áp lực đối với các công ty sẽ gia tăng. Bảy trong mười giám đốc điều hành thể hiện sự lo lắng về các khoản chi phí gián tiếp – như sức khỏe và đóng góp hưu trí – cho những nhân viên làm việc lâu dài. Nếu không hành động để tăng cường sức khỏe tài chính, nhân viên sẽ bị buộc phải làm việc dù đã qua tuổi nghỉ hưu – và các tổ chức có nguy cơ phải trả giá cho điều đó. Đối với tất cả những bất ổn mà COVID-19 để lại, có một điều chắc chắn rằng: khả năng phục hồi tài chính là cấp thiết đối với tất cả các thế hệ chứ không chỉ riêng những người sắp nghỉ hưu. Tuy nhiên, tác động của virus đối với tuổi thọ vẫn chưa được biết đến, nhưng chúng ta biết rằng ảnh hưởng của nó đến mỗi người rất khác nhau.

Sức khỏe và sự nghiệp là một phần của sự an yên về mặt tài chính

Thái độ của các công ty đối với khả năng phục hồi tài chính cần phản ánh sự thay đổi trong tư duy – từ việc điều trị bệnh tật sang các biện pháp phòng ngừa – mà ta đã thấy ở các phúc lợi về sức khỏe và đảm bảo sự an nhiên. Bảo vệ sự an tâm về tài chính trong một thời gian dài đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn toàn diện về con người. Điều này có nghĩa là tài sản hữu hình (bao gồm tiền tiết kiệm và bất động sản), và kém hữu hình hơn của một người như sức khỏe, kỹ năng và tinh thần sẵn sàng làm việc lâu dài của họ, cần được kinh doanh song song với công việc chính thức, thậm chí duy trì ba hoặc bốn công việc linh hoạt cùng lúc.

Việc xây dựng chiến lược cho cuộc sống sau này sẽ trở thành tiêu chuẩn chung, với các mục tiêu được cá nhân hóa, các công ty có thể giúp nhân viên đánh giá xem họ có đang đi đúng hướng hay không và hỗ trợ họ thu hẹp khoảng cách nếu cần. Thực tế có đến 71% nhân viên nói rằng họ muốn kiểm tra sức khỏe, sự giàu có và sự nghiệp ở tuổi trung niên của mình.

Indeed, 71% of employees say they want a midlife check-up for health, wealth and career.

Trong các hội thảo mà Mercer tổ chức cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chúng tôi dùng tư duy thiết kế để phát triển chính xác kế hoạch tổng thể và dài hạn về cuộc sống. Chúng tôi đã xem xét hoàn cảnh cá nhân của các nhóm người lao động khác nhau – bao gồm tuổi thọ, nguyện vọng, tình trạng sức khỏe, kỹ năng và khả năng tài chính của họ – từ đó tìm ra các cách thức để: thiết kế các phương thức làm việc và kiếm tiền mới; đầu tư vào trau dồi kỹ năng để nâng cao tiềm năng cá nhân; tăng khả năng tiếp cận các hỗ trợ y tế; mở ra các nguồn thu nhập mới lạ. Sẽ có những đổi mới trong việc tái thiết kế môi trường làm việc để biến kế hoạch cuộc sống thành hiện thực, nhưng một số ý tưởng sơ khai bao gồm:

  • Thiết kế trật tự công việc linh hoạt

    Các mô hình việc làm mới (như nghỉ hưu theo từng giai đoạn, tái tuyển dụng và danh mục nghề nghiệp, và các nhóm nhân tài của tổ hợp nhiều nhà tuyển dụng) sẽ rất cần thiết để tái thiết kế lại công việc cho cuộc đời một người thọ 100 tuổi. Cuộc khủng hoảng Covid-19 còn thúc đẩy sự đổi mới thông qua chương trình Chia sẻ Nhân tài Tạm thời (quá trình mà các công ty tạm chuyển những người lao động chưa được tận dụng sang những ngành có nhu cầu cao nhất). Chúng ta cũng đang chứng kiến các mô hình làm việc thử nghiệm khác nhau dành cho người lao động lớn tuổi, bao gồm cả việc cho phép người lao động có kinh nghiệm thực hiện các  dự án theo từng hợp đồng với chế độ bảo trợ xã hội bổ sung (làm việc dưới hình thức “nhà thầu”). Mô hình việc làm này, bao gồm các phúc lợi như đóng góp lương hưu cơ bản, bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe, tiếp cận quy trình đào tạo thông qua ngân sách giáo dục, những yếu tố thường không được cung cấp trong một thỏa thuận nhà thầu tiêu chuẩn, tạo nên một cách tiếp cận mới để gắn bó và tưởng thưởng ở tuổi già.
     

  • Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế từ xa

    Mặt tích cực hiếm hoi của đại dịch là sự phổ biến ngày càng tăng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa. Với các biện giãn cách xã hội đang được áp dụng, việc tiếp cận với các bác sĩ số và/hoặc các chuyên gia ảo đang trở nên phổ biến. Các công cụ y tế số giúp mở rộng khả năng tiếp cận các can thiệp sức khỏe quan trọng, đặc biệt ở nhóm người lao động có mức lương thấp. Dữ liệu cho thấy chỉ có 43% các tổ chức triển khai dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe từ xa, nhưng tin tốt là 68% các công ty có khả năng sẽ đầu tư vào lĩnh vực y tế số trong 5 năm tới.
     

  • Tư duy sáng tạo về quản lý tài sản

    Thành thật mà nói: “điều chỉnh” lương hưu hoàn toàn không đủ để đảm bảo sức khỏe tài chính của mọi người dựa trên các sản phẩm tài chính và thực tế nhân khẩu học ngày nay. Chỉ có 45% công ty cung cấp các công cụ quản lý tài chính cá nhân (như công cụ tính giá trị tài sản), mặc dù 41% công ty có kế hoạch đầu tư vào chúng trong năm nay. Cung cấp cho nhân viên các chương trình giáo dục tài chính, tiếp cận với các dịch vụ tư vấn bằng robot và khám sức khỏe tài chính cá nhân mỗi năm năm sau 40 tuổi là một số ý tưởng hữu ích. Nhưng chúng ta phải tiến xa hơn để thành công trong việc tái tưởng tượng hoàn toàn việc nghỉ hưu. Chúng ta có thể hỗ trợ các cá nhân có suy nghĩ liên thế hệ và tiến hành gộp tài sản (quỹ hoặc bất động sản) để có tiềm năng sinh lợi cao hơn không? Sản phẩm nào giúp người tự kinh doanh quản lý các nguồn thu không ổn định? Bảo hiểm nhân thọ trọn đời hoặc các khoản thế chấp dài hạn thì sao? Làm sao để tiếp cận tài sản hưu trí theo từng giai đoạn một cách dễ dàng hơn? Chính phủ và các công ty phải cùng nhau làm việc để biến các sản phẩm và giải pháp tài chính lỗi thời trở nên phù hợp hơn với thời đại và tuổi thọ trung bình hiện nay.

Nơi cuối cầu vồng

Tái thiết lại quy trình nghỉ hưu đồng nghĩa với việc phải đồng thời tái thiết kế quy trình làm việc. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, điều này có nghĩa là ranh giới giữa việc làm công và làm nghề tự do, giữa nghỉ hưu và bán hưu trí sẽ ngày càng mờ hơn. Mỗi người cần tự điều hướng bản thân một cách hợp lý. Cuộc sống không còn quá ngắn để ngăn ta làm điều đúng đắn. Hãy đảm bảo rằng từ góc độ xem xét khả năng phục hồi tài chính, chúng ta đã có những bước táo bạo và cần thiết để sửa chữa hệ thống hưu trí.

Nguồn: Mercer

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!