Đào Tạo Chéo – Giải Pháp Xây Dựng Đội Ngũ Nhân Sự Linh Hoạt Cho Mọi Doanh Nghiệp
22/10/2021
Đào tạo chéo (cross-training) là chương trình giúp nhân viên lĩnh hội kỹ năng và kiến thức mới nằm ngoài chức năng nhiệm vụ hiện có của họ. Theo các nghiên cứu, đào tạo chéo là phương pháp hữu hiệu nhất để cải thiện năng lực của mỗi cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng nhận ra rằng, trong giai đoạn phục hồi hậu khủng hoảng, họ cần những những nhân viên có khả năng đảm nhiệm cùng lúc nhiều vị trí khác nhau, bởi sự thiếu hụt về nhân sự sẽ đặt ra những thách thức lớn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Đào tạo chéo (cross-training) là chương trình giúp nhân viên lĩnh hội kỹ năng và kiến thức mới nằm ngoài chức năng nhiệm vụ hiện có của họ. Theo các nghiên cứu, đào tạo chéo là phương pháp hữu hiệu nhất để cải thiện năng lực của mỗi cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng nhận ra rằng, trong giai đoạn phục hồi hậu khủng hoảng, họ cần những những nhân viên có khả năng đảm nhiệm cùng lúc nhiều vị trí khác nhau, bởi sự thiếu hụt về nhân sự sẽ đặt ra những thách thức lớn cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng theo báo cáo về phúc lợi nhân sự năm 2019 thực hiện bởi Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực (SHRM), chỉ có khoảng 45% doanh nghiệp áp dụng đào tạo chéo cho nhân viên.
Vì vậy, liên tục đưa ra chương trình đào tạo kiến thức mới cho nhân viên là bước chuẩn bị quan trọng cho tương lai của mỗi doanh nghiệp. Ngoài công việc hiện tại, nhân viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng mới thông qua đào tạo chéo. Từ đó, họ sẽ trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn trong khi xử lý các vấn đề phát sinh. Đào tạo chéo nhân viên dù tiêu tốn thời gian và sức lực nhưng quá trình này sẽ đem lại lợi ích ngoài mong đợi cho doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Theo Mind Tools, một trung tâm cung cấp nội dung về phát triển con người và sự nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện bốn bước sau đây để xây dựng chương trình đào tạo chéo hiệu quả cho nhân viên.
1. Xác định vai trò và trách nhiệm
Lập danh sách tất cả nhân viên và mô tả công việc của họ. Sau đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét yêu cầu nhiệm vụ của mỗi vị trí và năng lực cụ thể của từng nhân viên.
2. Đánh giá năng lực làm “chéo ngành”
Với dữ liệu đã thu thập được từ bước một, doanh nghiệp bắt đầu sắp xếp nhân viên với các vị trí tương ứng. Trong quá trình đào tạo chéo, doanh nghiệp cần xem xét kỹ năng hiện tại của doanh nghiệp và tiềm năng riêng của mỗi người để đảm bảo có sự phân công vị trí phù hợp nhất.
Giả sử vị trí trưởng phòng bán hàng của doanh nghiệp thường là người cực kì chi tiết và có khả năng làm việc dưới áp lực cao. Dựa vào nét tính cách này, cùng với kinh nghiệm và chuyên môn, người này có thể được đào tạo chéo ở vai trò giám đốc chăm sóc khách hàng. Bởi lẽ, chăm sóc khách hàng cũng có những yêu cầu tương đối tương đồng với phòng bán hàng từ thời gian làm việc, khối lượng công việc, kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đến khả năng xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc.
4. Cụ thể hóa quy trình
Sau khi đã xác định nhân viên nào sẽ được tham gia đào tạo, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp đào tạo chéo phù hợp. Một số phương pháp đào tạo như sau:
Đào tạo tại chỗ (on-the-job training) được xem là phương pháp chất lượng nhất bởi nó đem lại hiệu quả tiếp thu tốt nhất, giúp nhân viên có được những trải nghiệm thực tế liên quan đến công việc. Phương pháp này ít tốn kém và không mất nhiều công sức để chuẩn bị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hướng dẫn, đào tạo người khác. Vì vậy, những người đứng ra đào tạo cần được doanh nghiệp hướng dẫn bài bản, cụ thể.
Đào tạo có giảng viên hướng dẫn (Instructor-led Training) – đây cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu bởi sự tương tác là yếu tố quan trọng trong học tập. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo tính hữu ích, thiết thực của kiến thức trong những buổi đào tạo để nhân viên có thể ứng dụng vào thực tiễn.
Đào tạo/ học trực tuyến – phương pháp này có thể được áp dụng khi nhân viên trong doanh nghiệp có khung thời gian làm việc khác nhau. Nhờ đó, nhân viên có thể lựa chọn được thời gian học phù hợp nhất với họ. Dù học trực tuyến nhưng doanh nghiệp cũng cần tạo cơ hội để nhân viên được thực hành kỹ năng đã được học.
4. Xác định lợi ích rõ ràng
Doanh nghiệp cần giải thích rõ ràng cho nhân viên trước khi tiến hành đào tạo chéo. Nhân viên cần hiểu được vì sao họ được đào tạo cho nhiều vị trí khác nhau, và đây là một phúc lợi, thay vì là nghĩa vụ phải tham gia một cách miễn cưỡng.
Sau khi đã xây dựng xong kế hoạch đào tạo chéo và nhân viên đã hiểu rõ vì sao họ cần tham gia, việc còn lại của doanh nghiệp là triển khai chương trình. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cần đảm bảo duy trì hoạt động đào tạo xuyên suốt, lắng nghe phản hồi và có giải pháp kịp thời để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thị trường lao động đang bước vào giai đoạn “bình thường mới” và doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình đào tạo chéo để lực lượng lao động được chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. Là đơn vị tư vấn HR chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, Talentnet có thể đem đến những chiến lược và giải pháp nhân sự phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Với mục tiêu xây dựng mô hình quản trị nhân sự hiệu quả và thống nhất, Talentnet có thể hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo chéo cho nhân viên, giúp doanh nghiệp thích nghi tốt hơn trước những yêu cầu mới của thị trường. Hãy liên hệ Talentnet ngay để biết thêm thông tin chi tiết.
Câu hỏi tương tác: Vì sao anh/chị chưa áp dụng đào tạo chéo vào doanh nghiệp?
Đây là một khái niệm hoàn toàn mới với tôi
Sẽ mất nhiều thời gian và sức lực để xây dựng một chương trình đào tạo chéo hoàn chỉnh
Tôi chưa nhận thấy hiệu quả của đào tạo chéo cho doanh nghiệp
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu