Contact Us

Giải Mã Bệnh Ngại Giao Tiếp: Đi Làm Có Buộc Phải Xã Giao Với Đồng Nghiệp?

Giải Mã Bệnh Ngại Giao Tiếp: Đi Làm Có Buộc Phải Xã Giao Với Đồng Nghiệp?

27/07/2022

Duy trì quan hệ tốt với đồng nghiệp là cách để nhân viên hòa nhập và phát triển ở môi trường công sở. Tuy vậy, không phải ai cũng sẵn lòng, hay có khả năng hòa nhập tốt.

Talentnet – đơn vị cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu Việt Nam – đã đúc kết 3 nguyên do phổ biến khiến nhân viên ngại giao tiếp với đồng nghiệp. Tìm hiểu những lý do này và xem xét lại trường hợp của bản thân sẽ giúp nhân viên công sở “bắt đúng bệnh, chữa đúng cách” để thoải mái, hài lòng khi làm việc.

1. Tính cách hướng nội

Nhiều người ngại giao tiếp do tính cách cá nhân. Theo nghiên cứu của tác giả Jennifer Kahnweiler, một chuyên gia nghiên cứu về người hướng nội, tỷ lệ người có tính cách hướng nội và hướng ngoại tương đương nhau trong xã hội. Điều này có nghĩa, có 50% khả năng người đồng nghiệp của bạn không thích những màn chào hỏi, xã giao hàng ngày, và điều này hoàn toàn không đồng nghĩa họ khó gần hay không hòa hợp.

Socialize

Giao tiếp trong môi trường công sở có thể là “gánh nặng” với nhiều ngườiNgười hướng nội tuy không thích giao tiếp nhưng cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc độc lập và có khả năng tập trung cao độ. Một môi trường làm việc cởi mở và đòi hỏi làm theo nhóm có thể là “cơn ác mộng” với người hướng nội. Tuy nhiên, sự tập trung trong thế giới của riêng mình lại giúp người hướng nội đảm nhận rất tốt các vị trí trong những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng như kế toán, pháp lý, lập trình, phát triển phần mềm…

Thông thường, tính cách hướng nội không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Nếu bạn là người hướng nội bẩm sinh, đừng cố gắng gồng mình tụ họp cùng với người hướng ngoại vì điều đó có thể khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức. Thay vào đó, bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ gắn kết với đồng nghiệp thông qua phương thức khác như giúp đỡ nhau, thỉnh thoảng tặng những món quà nhỏ… Không nhất thiết phải hoạt ngôn, năng động mới có thể tạo dựng mối quan hệ, bạn hoàn toàn có thể được mọi người yêu mến theo những cách riêng.

Ngoài ra, nhân viên hướng nội có thể đề nghị với các sếp những buổi chia sẻ riêng hay trò chuyện 1-1. Đây là dịp thích hợp và thoải mái để họ thẳng thắn chia sẻ quan điểm hơn là tham gia những buổi bonding đông người.

2. Tính chất công việc đặc thù

Một số công việc có tính chất đặc thù đòi hỏi nhân viên phải dành nhiều thời gian tập trung cũng như cần làm việc độc lập như copywriter, lập trình viên, biên dịch,… đôi khi có thể khiến người đó bị nhìn nhận là không mấy dễ gần hay không thích giao tiếp. Ngoài ra, một khảo sát từ đại học Lowa cho biết, số lượng công việc “quá tải” trong khoảng thời gian cao điểm cũng có thể khiến cho bạn mệt mỏi, vô tình trở nên ít nói và thu mình hơn. Bị nhìn nhận là là một người trầm tính có thể đúng hoặc không đúng với bạn, tuy nhiên nhìn chung sự đặc thù này có thể khiến bạn dần mất kết nối với những người đồng nghiệp khác tại nơi làm việc. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với đồng nghiệp mà còn giảm hiệu quả công việc của bạn.

Socialize

Một số công việc đặc thù khiến nhân viên khó có cơ hội giao tiếp với đồng nghiệp

Việc không có thời gian để kết nối với đồng nghiệp không có nghĩa là bạn cần phải vội vàng tìm cách lao vào những buổi tiệc tùng liên hoan để đạt được điều này. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi, thả lỏng để có thời gian “sạc” lại năng lượng cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu bằng tạo mối quan hệ với một nhóm nhỏ nhân viên cùng phòng bằng việc trò chuyện hoặc ăn uống với họ vào giờ nghỉ trưa, giờ tan làm. Khi quá tải trong công việc, tâm sự với cấp trên của mình sẽ cho bạn thêm lời khuyên, động lực để bạn vượt qua hoặc đơn giản là họ sẽ lắng nghe tâm tư của bạn.

3. Môi trường làm việc không phù hợp

Báo cáo Mind the Workplace năm 2019 phát hành bởi Mental Health America (MHA) cho thấy văn hóa doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự tự tin, động lực và niềm tự hào của nhân viên tại nơi làm việc. Văn hóa công ty với môi trường làm việc thoải mái và cởi mở là điều cần thiết cho sự gắn bó và hạnh phúc của nhân viên, giúp họ thấy rõ mục tiêu, định hướng công việc của mình và tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp.

Việc không thích giao tiếp nơi công sở cũng có thể bắt nguồn từ môi trường làm việc không phù hợp. Công ty có nhiều hoạt động không cùng định hướng với con đường phát triển bản thân, hoặc bạn chưa hợp phong cách làm việc của đồng nghiệp hoặc sếp. Những lúc như vậy, điều bạn có thể làm đó là hãy thử quan sát về văn hoá nơi làm việc của mình và nhìn lại về những giá trị, niềm tin có trong bản thân bạn. Cân bằng được 2 phép tính ấy thì bạn có thể cởi mở và gắn kết với nơi làm việc của mình hơn. Nếu vấn đề đến từ sếp hoặc đồng nghiệp, hãy mạnh dạn thay đổi tình thế bằng cách chia sẻ những mong muốn và phong cách làm việc của bản thân.

Tuy vậy, nếu đã cố gắng để thích ứng nhưng không cảm nhận được sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, bạn nên cân nhắc tìm kiếm môi trường làm việc khác thích hợp hơn với định hướng và tính cách của mình.

Socialize

Môi trường làm việc phù hợp có vai trò quan trọng đối với cam kết gắn bó lâu dài của nhân viênQuan hệ tốt đẹp giữa đồng nghiệp với nhau đóng vai trò quan trọng trong tạo nên tinh thần làm việc tích cực và hiệu quả trong công việc. Vậy nên, dù nguyên nhân do đâu, bạn vẫn cần giao tiếp với đồng nghiệp để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân và vai trò của bạn trong tập thể, từ đó trở thành một thành viên có ích cho doanh nghiệp.

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!