Contact Us

#HRmust-know: Công Thức Xây Dựng Bản Đồ Nhân Tài Cho Doanh Nghiệp

#HRmust-know: Công Thức Xây Dựng Bản Đồ Nhân Tài Cho Doanh Nghiệp

21/10/2021

Bản đồ nhân tài là công cụ hữu ích giúp tăng khả năng giữ chân nhân tài, đem lại sự hài lòng trong công việc, từ đó thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên. Dù tiêu tốn nhiều thời gian nhưng việc lập bản đồ nhân tài sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ nhân viên, đảm bảo đem lại kết quả tối ưu nhất. Sau đây là bốn bước cần thiết để xây dựng một bản đồ nhân tài chất lượng.

#HRmust-know: Công Thức Xây Dựng Bản Đồ Nhân Tài Cho Doanh Nghiệp
#HRmust-know - The Definitive Guide to Talent Mapping

Bước 1: Xác định loại năng lực mà doanh nghiệp đang tìm kiếm
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định cụ thể tiêu chí nhân viên cần có dựa trên các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Hệ thống theo dõi ứng viên (ATS), các nghiên cứu về Quản lý nhân lực (HRM) hay Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là những nền tảng dữ liệu ban đầu cho phép doanh nghiệp lập ra những yêu cầu về đào tạo và tuyển dụng. Tại đây, doanh nghiệp có thể xác định những tiêu chí liên quan đến kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất mà nhân viên cần có để đảm bảo đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, để định vị nhóm đối tượng nhân viên phù hợp, nhà tuyển dụng có thể so sánh doanh nghiệp của mình với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó tìm ra những tiêu chí đào tạo, tiêu chuẩn tuyển dụng cần thiết. Thông qua so sánh, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá tiềm năng phát triển, triển vọng cạnh tranh cũng như những điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp, chẳng hạn như những thiếu sót về chức năng, cách tổ chức phòng ban hay năng lực của người lao động.

Bước 2: Đưa ra mô tả các nhóm kỹ năng của nhân viên để có những đánh giá khách quan
Đây là bước quan trọng bởi nó có tính quyết định đến chất lượng đào tạo và tuyển dụng. Tại đây, doanh nghiệp cần xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng, với những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm một cách cụ thể. Đây cũng là một bước cần thiết để lọc ra hồ sơ của những nhân tài tiềm năng phù hợp với văn hoá công ty. Doanh nghiệp nên tận dụng tất cả mọi công cụ có thể để nghiên cứu thị trường, đảm bảo có thể đánh giá khách quan và chuẩn xác nhất kỹ năng của nhân viên. Sau đây là một số mẹo nhỏ doanh nghiệp có thể áp dụng để  hiểu rõ nguồn lực hiện có:  

Sử dụng mạng xã hội
Công ty có thể thực hiện đánh giá sơ bộ dựa vào tài khoản mạng xã hội của người lao động. Họ thường đăng bài viết về nội dung gì? Họ từng làm việc trong những tổ chức nào? Những hội thảo hay triển lãm mà họ từng tham dự là gì? Liên kết tất cả dữ liệu này lại, doanh nghiệp có thể hiểu thêm phần nào về nhân viên, từ đó xác định mức độ phù hợp theo yêu cầu đào tạo và tuyển dụng của doanh nghiệp. Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể khám phá những thông tin thú vị và bất ngờ, vì thế đừng bỏ qua công cụ này.

Notice their interests of a person

Xác định mối quan tâm của người lao động
Mạng lưới bạn bè xung quanh của nhân viên hay ứng viên đó như thế nào? Những đóng góp, cống hiến của họ cho doanh nghiệp, xã hội ra sao? Thông tin liên quan đến sở thích, hoạt động, và mức độ cống hiến của một người là nguồn dữ liệu quan trọng có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về người lao động.

Bước 3: Phân tích và xây dựng bản mô tả công việc
Lập bản đồ nhân tài là cả một quá trình rất vất vả, vì vậy cần đảm bảo kết quả đạt được là tương xứng. Khi gặp lúng túng trong quá trình lập bản đồ nhân tài, doanh nghiệp thường đưa ra các suy đoán chủ quan thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến kết quả đào tạo và tuyển dụng. Vì thế, sau khi hoàn thành bộ yêu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp nên xem xét kĩ lại các tiêu chí và điều chỉnh bản mô tả công việc cho phù hợp. Bản mô tả công việc cần thể hiện rõ nhiệm vụ nào sẽ cần có nhóm kỹ năng tương ứng nào. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định kỹ năng nào cần được thêm vào hay loại bỏ. Bản mô tả công việc cũng cần được xem xét kỹ nhằm đảm bảo xác định trình độ chuyên môn phù hợp cho từng vị trí.

Bước 4: Phát hiện khoảng cách về năng lực
Doanh nghiệp cần nhìn nhận sự tương quan giữa kỹ năng và yêu cầu của công việc, cho phép nhân viên tự đánh giá để kịp thời phát hiện khoảng cách về năng lực. Khoảng cách năng lực có thể xuất hiện ở nhân viên mới, những người chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Khi ấy, nhân sự ở các cấp cao hơn có thể đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn bù đắp thiếu sót về năng lực. Khoảng cách về năng lực cũng có thể xảy ra do xu thế của thị trường hoặc các vấn đề toàn cầu. Trong trường hợp này, hầu như tất cả nhân viên trong doanh nghiệp cần được tham gia các chương trình nâng cao kỹ năng (upskilling) hoặc tái đào tạo (reskilling). Sớm xác định khoảng cách về năng lực giúp doanh nghiệp bắt kịp với xu thế của thị trường, gia tăng tỷ lệ hoàn thành mục tiêu, đáp ứng kỳ vọng mà ban lãnh đạo đã đặt ra.

Step 4: Finding gaps

Lập bản đồ nhân tài là một trong những ưu tiên quan trọng trong chiến lược phát triển của Talentnet. Công cụ này vừa giúp đảm bảo tính nhất quán giữa chiến lược nhân sự và kế hoạch kinh doanh, vừa cải thiện năng lực của nhân viên, nhằm đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Chuyên môn HR và kinh nghiệm lập bản đồ nhân tài của Talentnet sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập thông tin quan trọng và tuyển chọn ứng viên chất lượng cao. Hãy liên hệ ngay với Talnetnet để biết thêm về chiến lược quản trị nhân sự toàn cầu cũng như cách thu hút những ứng viên tài năng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực trong tuyển dụng mà vẫn đảm bảo tìm có được nguồn ứng viên sáng giá nhất. 

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!