Contact Us

#HRmust-know: Tái Đào Tạo và Nâng Cao Năng Lực - Làm Sao Tập Trung Đầu Tư Vào Đúng Nhân Tài?

#HRmust-know: Tái Đào Tạo và Nâng Cao Năng Lực - Làm Sao Tập Trung Đầu Tư Vào Đúng Nhân Tài?

31/08/2021

Nhiều doanh nghiệp không đưa ra những định hướng cụ thể để người quản lý xác định được nhân sự thích hợp cho hoạt động nâng cao năng lực và tái đào tạo.

#HRmust-know: Tái Đào Tạo và Nâng Cao Năng Lực - Làm Sao Tập Trung Đầu Tư Vào Đúng Nhân Tài?
How to Identify the Best Candidates for Reskilling and Upskilling?

Từ cuộc cách mạng kỹ thuật số, nhiều ngành nghề mới ra đời với tốc độ nhanh chóng. Thị trường lao động chính vì thế không thể bắt kịp với nhu cầu về nguồn nhân lực vì hầu hết các ngành nghề này đòi hỏi người lao động với trình độ chuyên môn cao về công nghệ như Big Data hay Trí tuệ nhân tạo. 

Để thu hẹp cách biệt về năng lực, một số doanh nghiệp tiến hành nâng cao năng lực (upskilling) thông qua hoạt động đào tạo để tối ưu hoá hiệu suất làm việc hoặc tái đào tạo (reskilling) bằng cách thuyên chuyển nhân viên sang các vị trí khác nhau. Nhờ vậy, các nhân viên không chỉ lĩnh hội được kỹ năng doanh nghiệp cần, mà còn giúp những nhà quản lý bắt kịp với nhu cầu tuyển dụng không ngừng thay đổi. 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không đưa ra những định hướng cụ thể để người quản lý xác định được nhân sự thích hợp cho hoạt động nâng cao năng lực và tái đào tạo. Nếu bạn đang là một trong số những nhà quản lý đó và không biết bắt đầu từ đâu thì đây sẽ là bài viết dành cho bạn.

Trước hết, đâu là sự khác biệt giữa nâng cao năng lực và tái đào tạo?
Mặc dù, cả hai thuật ngữ trên đều dùng để chỉ quá trình học hỏi những kỹ năng mới, có một sự khác biệt quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ. Nâng cao năng lực là học những kỹ năng mới có tính chất bổ sung và hỗ trợ cho kỹ năng hiện có. Trái lại, tái đào tạo đồng nghĩa với việc học những kỹ năng mới để thay thế cho cái cũ không còn phù hợp với môi trường làm việc hiện tại hoặc trong tương lai.
 
Tiếp theo, tại sao nâng cao năng lực và tái đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với nguồn nhân lực công ty?

Khi tuyển dụng nhân viên mới, bạn không chỉ giúp họ hiểu rõ về vị trí phải đảm nhiệm mà còn phải đào tạo cho họ về quy trình của công ty, phần mềm và các thủ tục. Trong khi đó, nhân sự hiện tại đã quen thuộc với doanh nghiệp và bạn sẽ không cần đào tạo lại cho họ những điều kể trên, từ đó tiết kiệm được một khoản chi phí ngay từ ban đầu. Ngoài ra, đào tạo nhân viên mới không phải là hoạt động duy nhất mà doanh nghiệp cần chi tiền; tuyển dụng, phỏng vấn, kiểm tra thông tin và các hoạt động khác cũng rất tốn kém. Sau khi đã tuyển được nhân sự, không gì có thể đảm bảo được rằng nhân viên mới sẽ thành công trong công việc và cũng không gì có thể đảm bảo họ sẽ không rời bỏ doanh nghiệp khi có cơ hội việc làm tốt hơn. Thông qua hoạt động nâng cao năng lực và tái đào tạo, doanh nghiệp có thể cắt giảm đáng kể những khoản đầu tư vào nhân sự mới.

Thêm vào đó, nâng cao năng lực và tái đào tạo giúp doanh nghiệp giữ chân thành công những nhân tài. Vốn dĩ phát hiện ra những “viên ngọc quý” không phải là việc dễ dàng, vì vậy doanh nghiệp không nên để vấn đề “chảy máu chất xám” xảy ra. Tái đào tạo kỹ năng mới là cách giúp nhân viên gắn bó với doanh nghiệp hơn, đồng thời gia tăng giá trị đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp khi họ có thêm nhiều kỹ năng.

Thirdly, what characteristics distinguish a suitable candidate for upskilling and reskilling?

Cuối cùng, hãy tìm hiểu một số đặc điểm về các ứng viên thích hợp cho hoạt động nâng cao năng lực và tái đào tạo.

  • Lựa chọn người chủ động “tự thân” 

Thử nhắm mắt lại và tưởng tượng toàn bộ nhân viên đang xếp hàng trước mặt bạn. Ai sẽ là người hành động đầu tiên trong các dự án? Ai sẽ chấp nhận đi một hướng khác để học những kỹ năng mới? Ai có thể đặt ra mục tiêu giúp doanh nghiệp phát triển? Đó là những cá nhân bạn nên giữ lại trong tổ chức. Họ đã thể hiện rõ khát vọng cống hiến và mang lại nhiều giá trị cho tổ chức và các nhà lãnh đạo nên tận dụng tố chất đó để giúp nhân viên phát triển thành công.

  • Lựa chọn nhân viên quản lý thời gian tốt

Nhân viên trong các chương trình nâng cao kỹ năng và tái đào tạo cần phải cân bằng giữa việc học kỹ năng mới và đảm bảo trách nhiệm trong công việc hàng ngày. Suy cho cùng, học kỹ năng mới hay nâng cao kỹ năng không đồng nghĩa với việc từ bỏ tất cả trách nhiệm, công việc hiện tại để đạt được vị trí cao hơn.

Ngoài ra, đừng ép nhân viên nếu họ không sẵn sàng. Có kỹ năng quản lý thời gian tốt là một chuyện, nhưng chủ động cầu thị học kỹ năng mới lại là một chuyện hoàn toàn khác. Vậy nên đừng ép nhân viên tham gia đào tạo kỹ năng mới nếu họ đã không hứng thú ngay từ đầu. Hãy chọn những người giơ tay và nói rằng “Tôi xem đây là một phần quý giá trên con đường phát triển sự nghiệp của tôi”.

Continuous employee training can improve your company's reputation and brand image as an employer.

Đào tạo nhân viên thường xuyên là chiến lược mà bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp, có thể cải thiện danh tiếng và hình ảnh thương hiệu. Doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với những chuyên gia trong ngành, và nhờ thế công ty sẽ thu hút được nhiều nhân tài hơn. Hãy liên hệ với Talentnet nếu bạn muốn tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ xây dựng chương trình nâng cao năng lực và tái đào tạo, nhằm đảm bảo nhân viên tự tin bước tới tương lai với những kỹ năng và năng lực thiết yếu. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi với nền tảng chuyên môn vững chắc luôn sẵn sàng đưa ra chiến lược đào tạo kỹ năng mới và nâng cao năng lực phù hợp cho doanh nghiệp của bạn!

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!