Contact Us

Nhận Biết Khó Khăn Của Nhân Viên Và Tạo Dựng Lực Lượng Lao Động Khỏe Mạnh

Nhận Biết Khó Khăn Của Nhân Viên Và Tạo Dựng Lực Lượng Lao Động Khỏe Mạnh

12/05/2021

Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên nhanh chóng trở thành chủ đề nóng tại các tập đoàn. Các giám đốc nhân sự cùng các cộng sự cũng kịp thời đưa ra những hệ thống và quy trình nhằm hỗ trợ nhân viên của họ làm việc tại nhà được an toàn, hiệu quả, và với số đông là một cách hạnh phúc.

Nhận Biết Khó Khăn Của Nhân Viên Và Tạo Dựng Lực Lượng Lao Động Khỏe Mạnh
How to spot struggling employees and plan for a healthier workforce

Cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài, và chúng ta đang phải đối mặt với một trong những cuộc suy thoái toàn cầu sâu sắc nhất trong lịch sử. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên vấn đề sức khỏe cộng đồng được đặt làm trung tâm của một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Trong xu thế đó, các nhà tuyển dụng đã dần nhận ra tầm quan trọng của việc sở hữu một chiến lược chăm sóc sức khỏe. Các doanh nghiệp mà trước đây chỉ hứa hẹn suông về phúc lợi sức khỏe đang phải cố gắng để thu hẹp khoảng cách giữa các chương trình phúc lợi tại nơi làm việc và giải quyết vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân viên.

Tái thiết lập tương lai

Chúng ta đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng và các doanh nghiệp đang bắt đầu có có những dự tính cho tương lai.

Tuy nhiên, đã có những thay đổi lớn diễn ra, và ngay cả khi đại dịch qua đi, chúng ta cần phải nhìn nhận các phương thức làm việc mới trên quy mô toàn cầu. Trong bối cảnh cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua, một nguồn động lực mạnh mẽ đã xuất hiện, thúc đẩy việc tái thiết lập các doanh nghiệp cùng cách thức vận hành của họ.

Một số nhân viên sẽ sẵn lòng quay lại nơi làm việc, đặc biệt là những người bị cô lập và cảm thấy cô đơn trong thời gian phong tỏa. Với các nhân viên đã vui vẻ tiếp nhận quy trình làm việc tại nhà, họ sẽ mong muốn doanh nghiệp đưa ra các chính sách làm việc dài hạn và linh hoạt.

Đồng thời, những lo ngại về môi trường có thể dẫn đến việc giảm thiệu các cuộc họp, di chuyển ít hơn và nhiều người muốn sinh sống ở ngoại ô các thành phố lớn hơn. Các xu hướng này sẽ có tác động trực tiếp đến các điều khoản về việc đi công tác và các buổi họp trực tiếp của doanh nghiệp.

Ngay cả với những người lao động mà công việc không cho phép họ làm tại nhà như thợ xây, nhân viên y tế và nhân viên siêu thị, họ cũng mong đợi sự linh hoạt trong công việc, không phải với nơi làm việc mà là cách thức và thời gian làm việc.

Các thách thức ở phía trước

Dù các xu hướng này có thể mang lại sự cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống và công việc cho nhân viên, chúng cũng sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho đội ngũ nhân sự: các thách thức về mặt hậu cần và việc doanh nghiệp sẽ chú trọng đẩy mạnh năng suất và giữ tương tác với nhân viên.

Vấn đề sức khỏe và sự hài lòng trong cuộc sống đang ngày càng được chú trọng tại nhiều công ty, nhưng trên thực tế, nhiều công ty luôn coi trọng sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên, nhưng trên thực tế, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân viên còn đối mặt với nhiều khó khăn.

Chẳng hạn, các doanh nghiệp đã nhìn nhận tầm quan trọng và thiết yếu của sức khỏe tinh thần với nhân viên của họ, nhưng việc chăm sóc và quản lý lại trở nên khó khăn hơn khi nhân viên làm việc tại nhà.

Đáng chú ý hơn nữa là ngày càng có nhiều người cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc chán nản, và rất nhiều người gặp khó khăn về tài chính. Dữ liệu mới từ Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (Mental Health America) – dựa trên các cuộc kiểm tra tự nguyện về sức khỏe tâm thần dưới hình thức trực tuyến – cho thấy thống kê đến cuối tháng Sáu, có 169.000 người bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu từ trung bình đến nặng. Và chỉ trong tháng Sáu, 18.000 người tham gia bổ sung được phát hiện có nguy cơ bị rối loạn tâm thần.

Sức khỏe thể chất cũng có những rủi ro nhất định bởi nhân viên vẫn có nguy cơ lây nhiễm COVID-19, thậm chí một số người còn bị ảnh hưởng kéo dài từ COVID-19 khi mà các triệu chứng bệnh vẫn tiếp diễn nhiều tháng sau khi đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Đồng thời, đại dịch đã làm gia tăng các vụ bạo hành trong gia đình, khiến các công ty phải tìm ra giải pháp nhằm hỗ trợ nhân viên của mình. Một số người có thể bị chấn thương tâm lý cấp tính do hậu quả của cuộc khủng hoảng, đặc biệt là các nhân viên trong ngành dịch vụ cứu hộ khẩn cấp. Theo thời gian, các chấn thương tâm lý này có thể chuyển biến thành Hậu chấn Tâm lý (PTSD).

Những người từng nhiễm vi-rút cũng có nguy cơ mắc Hậu chấn Tâm Lý. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc Hậu chấm Tâm lý của những người bị nhồi máu cơ tim là 15%, còn những người từng điều trị trong phòng Chăm sóc đặc biệt (ICU) là 30%.

Nắm rõ các vấn đề cơ bản

Với những thách thức về vấn đề sức khỏe mà các tổ chức đang phải đối mặt, các giám đốc nhân sự cần có kế hoạch cụ thể để chăm sóc và bảo vệ nhân viên của mình. Các chương trình này nên được thiết kế để hỗ trợ về mặt thể chất, tinh thần, xã hội và tài chính cho người lao động.

Nền tảng của bất kỳ sáng kiến chăm sóc sức khỏe cho nhân viên nào cũng là Chương trình Hỗ trợ Nhân viên. Chương trình này mang lại cho nhân viên một phương thức bảo mật để trao đổi về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe của họ. Nó cũng giúp định hướng nhân viên tiếp cận với các nguồn tài nguyên cao hơn, dù đó là các chương trình phúc lợi sức khỏe do công ty cung cấp hoặc là các dịch vụ bên ngoài như các tổ chức sức khỏe tâm thần hoặc các nhóm hỗ trợ, vốn đặc biệt hữu ích với người bị COVID trong thời gian dài.

Việc các doanh nghiệp nhận thức được tác động lâu dài của dịch COVID-19 và các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đối với nhân viên của họ là cực kỳ quan trọng. Các nhân viên nhiễm COVID-19 có thể bị ảnh hưởng từ các triệu chứng trong thời gian dài, dù sau đó đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Cũng cần lưu ý một điều quan trọng là một số nhân viên không có cơ hội được xét nghiệm dù đang phải chịu đựng những triệu chứng tương tự.

Các triệu chứng của COVID kéo dài bao gồm khó thở, mệt mỏi, đau cơ, v.v. Bất kỳ nhân viên nào nhiễm COVID cũng có khả năng không thể ngay lập tức quay trở lại làm việc, kể cả trong trường hợp họ đã trải qua đủ hai đến tám tuần phục hồi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các doanh nghiệp có thể có các nhân viên bị ảnh hưởng đến sáu tháng sau đó.

Sự đa dạng và phức tạp của các triệu chứng, biến chứng của COVID-19 là rất lớn, bao gồm viêm cơ tim, các vấn đề về phổi, các triệu chứng thần kinh cùng nhiều bệnh khác. Một số trong số đó là do các phản ứng tự miễn dịch và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể. Cần chú ý, bất kỳ nhân viên nào mắc phải các triệu chứng này chỉ có thể quay lại làm việc theo từng giai đoạn mới thích ứng kịp.

Các doanh nghiệp cần có niềm tin ở nhân viên của mình và nhìn nhận một thực tế rằng ngành y tế chưa thể đuổi kịp sự biến hóa của vi-rút. Các triệu chứng nhiễm bệnh rất đa dạng, và doanh nghiệp cần sẵn sàng trước khả năng không phải nhân viên nào cũng gặp các vấn đề giống nhau. Nghĩa là doanh nghiệp cần thực thi các chính sách một cách linh hoạt để đối phó với các tình huống khác nhau phát sinh từ ảnh hưởng của dịch bệnh tới nhân viên của mình.

Ý thức các dấu hiệu cảnh báo

Việc đào tạo là thiết yếu để đảm bảo rằng những người ở vị trí quản lý có đủ kiến thức và kỹ năng để nhận ra khi nào nhân viên của họ đang gặp khó khăn. Dù là thông qua các cuộc họp Zoom hay gặp mặt trực tiếp, người quản lý chính là cơ hội tốt nhất để phát hiện ra nếu nhân viên bị trầm cảm, căng thẳng, không khỏe hoặc thậm chí đang chịu bạo hành gia đình. Đừng kỳ vọng những người quản lý có thể chẩn đoán, và bản thân họ cũng không nên thử, nhưng họ có thể quan sát những thay đổi trong hành vi, tâm trạng, năng suất hoặc khả năng tương tác và sử dụng các kỹ năng thấu cảm cơ bản để hỗ trợ nhân viên.

Nếu người quản lý cảm thấy có nhân viên cần trợ giúp, họ có thể đề xuất Chương trình Hỗ trợ Nhân viên cũng như bất kỳ chương trình nào đang sẵn sàng để hỗ trợ.

Không có hai người giống nhau hoàn toàn, vậy nên các dấu hiệu nhận biết của mỗi người là khác nhau. Dù vậy, vẫn có những dấu hiệu điển hình mà chúng ta cần chú ý, đặc biệt là khi nó liên quan đến căng thẳng, lo âu hay trầm cảm. Thông thường các dấu hiệu được phân biệt thông qua các thay đổi về hành vi, cảm xúc, tâm lý hoặc thể chất. Bao gồm:

  • Tâm trạng hoặc hành vi thay đổi
  • Biểu cảm của gương mặt
  • Tông giọng
  • Thay đổi về hiệu suất công việc
  • Nghỉ làm
  • Trí nhớ bị ảnh hưởng, luôn trong trạng thái mơ hồ
  • Dễ bị phân tâm
  • Các dấu hiệu cảm xúc như dễ xúc động hay cáu kỉnh
  • Vấn đề về các mối quan hệ
  • Quá mẫn cảm với những lời chỉ trích
  • Luôn trong trạng thái phòng thủ và giận dữ
  • Những cơn đau nhức không rõ nguyên nhân
  • Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột
  • Thiếu năng lượng
  • Gặp vấn đề với giấc ngủ
  • Phụ thuộc vào rượu, thuốc lá, caffeine hoặc các hình thức giải trí bất hợp pháp

Lo lắng cho tương lai

COVID-19 đã mang lại hàng loạt thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp, như việc nhiễm COVID kéo dài, Hậu chấn Tâm lý, bạo hành trong gia đình, căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Các doanh nghiệp có nhiệm vụ quan tâm và hỗ trợ lực lượng lao động của họ bằng cách cung cấp các lợi ích và các nguồn tài nguyên giúp mang lại sự ổn định về thể chất và tinh thần cho nhân viên, bắt đầu bằng các chương trình hỗ trợ nhân viên và đào tạo nhóm quản lý.

Tin tốt lành là, các doanh nghiệp thực hiện tốt các điểm trên sẽ sở hữu đội ngũ nhân viên vui vẻ, khỏe mạnh và gắn bó với công ty – từ đó nâng cao năng suất lao động. Cuộc khủng hoảng đã cho thấy sự ổn định toàn diện về thể chất và tinh thần của nhân viên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sự tồn tại và thành công của một doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo cũng như bộ phận nhân sự cần rút ra những bài học phù hợp và thực hiện những thay đổi giúp tăng cường sức khỏe của nhân viên tốt hơn trong tương lai.

Nguồn: Mercer

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!