Contact Us

OKR Là Gì và Tại Sao Nó Quan Trọng?

OKR Là Gì và Tại Sao Nó Quan Trọng?

05/07/2021

Chúng ta đang sống trong một thế giới được vận hành bởi những người nghiện công việc. Nói như vậy có hơi đơn giản hoá nhưng lại khá chính xác bởi năng suất của một doanh nghiệp, một cơ sở hay thậm chí một hộ gia đình hầu hết đều nằm trên vai những người làm nhiều hơn nhiệm vụ được giao.

OKR Là Gì và Tại Sao Nó Quan Trọng?
OKR Là Gì và Tại Sao Nó Quan Trọng?

Các nghiên cứu đã chỉ ra cách duy trì năng suất bằng những nhãn nhắc nhở, đơn giản như một ghi chú về các việc vặt cần làm, có thể làm tăng sự nhiệt huyết để hoàn thành công việc đúng giờ. Đó là một phương pháp lâu đời giúp nâng cao năng suất ngay cả đối với những người thiếu khả năng sắp xếp những công việc đơn giản hàng ngày.
Đưa cách thức đơn giản này vào các nghiên cứu về phương pháp nâng cao năng suất, được hoàn thiện và phê duyệt bởi những bộ óc vĩ đại nhất trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, chúng ta có ‘OKR – Objectives & Key Results’, nghĩa là ‘Mục tiêu và Kết quả then chốt’.

Vậy OKR là gì?

OKR là một công cụ hỗ trợ thiết lập mục tiêu có thể được sử dụng theo nhóm hoặc cá nhân. Công cụ này được sử dụng để thiết lập các mục tiêu thách thức, tham vọng thông qua việc đo lường kết quả. Với sự trợ giúp của OKR, bạn có thể theo dõi tiến trình công việc, đảm bảo sự đồng thuận và cam kết dựa trên các kết quả có thể đo lường được.

Được sử dụng rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp, nhóm kinh doanh và thậm chí cả cá nhân, OKR có hiệu quả trong việc theo dõi năng suất của một người hoặc một nhóm trong một khoảng thời gian và đánh giá quá trình của họ bằng các thông số có thể đo lường.

Mục tiêu là gì?

Nói một cách dễ hiểu, mục tiêu không là gì khác ngoài những gì cần phải đạt được. Theo định nghĩa, chúng là những mục tiêu kiên quyết, đôi khi tham vọng hoặc có thể đạt được. Khi được thiết kế và thực thi đúng cách, các mục tiêu là bước đầu tiên để hoàn thành một công việc hay nhiệm vụ nào đó.

Kết quả then chốt là gì?

Kết quả then chốt là tiêu chuẩn để đo lường sự thành công của một mục tiêu. Một kết quả then chốt hiệu quả cần cụ thể và tương quan mật thiết với một khoảng thời gian nhất định. Hầu hết chúng đều có thể đo lường được nhằm xác định hiệu quả của các kết quả đạt được.

Sáng kiến là gì?

Sáng kiến là hành trình giữa mục tiêu và kết quả then chốt. Nó bao gồm các nhiệm vụ và dự án cần được thực hiện để đạt được kết quả then chốt.

Nguồn gốc của OKR

OKR bắt nguồn từ năm 1954 khi được đặt ra lần đầu tiên bởi Peter Drucker dưới tên gọi Quản lý các mục tiêu. Sau khi đồng sáng lập Intel vào năm 1968, Andrew Grove đã tiếp tục hoàn thiện định nghĩa của Peter trong nhiệm kỳ CEO của mình và tạo ra OKR như chúng ta biết ngày nay. Khi John Doerr gia nhập Intel vào năm 1974, ông ấy đã làm quen với thuật ngữ ‘OKR’. Sau đó, Doerr hợp tác với Kleiner Perkins Caufield & Byers, một trong những nhà đầu tư ban đầu của Google. Ông trở thành cố vấn cho Google trong giai đoạn mới thành lập, và tiếp tục giới thiệu OKR với những người sáng lập của nó – Larry Page và Sergey Brin. Họ tiếp tục triển khai OKR tại Google, công cụ tương tự vẫn đang được sử dụng tại công ty.

Khi câu chuyện diễn ra, Doerr đã trình bày một bài thuyết trình cho nhóm sáng lập trẻ khi đó của Google vào năm 1999. Đây là phần trích dẫn các kết quả then chốt và mục tiêu của Doerrs trong bài thuyết trình:

Doerr's OKR

Những loại OKR khác nhau

Khi Doerr trình bày khái niệm OKR cho các thành viên sáng lập trẻ tuổi, chắc chắn ông ấy đã có một mục tiêu cụ thể trong đầu. Tuy nhiên, ông ấy không hề biết rằng bài thuyết trình của mình sẽ trở thành hình mẫu về quản lý mục tiêu của thế giới hiện đại. Đó là cách OKR có thể xác định thành công ở các mức độ khác nhau. Sự khác biệt giữa các OKR cũng dựa trên khía cạnh cụ thể này.

OKR cam kết

OKR cam kết là các mục tiêu mà chúng ta cần và phải đạt được bằng bất cứ giá nào. Nếu không đạt được OKR cam kết, sẽ không có thành công. Chúng ta sẽ ưu tiên mọi thứ để đảm bảo OKR này thành công vào cuối chu kỳ 90 ngày.

OKR tham vọng

OKR tham vọng là những mục tiêu chúng ta ước mơ và khao khát đạt được. Chúng buộc các đội nhóm phải cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được thành công. Vì lý do này, chúng khó hoàn thành hơn, mặc dù chúng rất quan trọng khi giúp đưa các đội nhóm thoát ra khỏi vùng an toàn và suy nghĩ đột phá hơn để hoàn thành điều gì đó mà họ chưa từng thử trước đây.

OKR học tập

OKR học tập có thể xem là những khám phá hoặc thử nghiệm để chứng minh một giả thuyết nào đó. 
Mục tiêu chung của các OKR học tập là báo cáo các phát hiện hoặc xác định giả thuyết sau 90 ngày. OKR học tập rất phù hợp cho công việc nghiên cứu khi không có nhiều cơ sở để dựa vào ban đầu và có thể cần thay đổi phương pháp khi dự án tiến triển hơn.

What OKR tools are available?

Lợi ích của việc sử dụng OKR là gì?

OKR có vô số lợi ích khi được triển khai trong các doanh nghiệp và nhóm. Giá trị chính của một công cụ OKR được xác định bởi tính hữu hình của các kết quả và một báo cáo chi tiết cách cải thiện tình hình hiện tại. Có rất nhiều cách khác nhau mà OKR có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc nhóm của bạn.

Tác động về mặt kinh doanh

Một số nghiên cứu cho thấy các nhóm sử dụng OKR hoàn thành công việc tốt hơn và tác động đáng kể đến sự phát triển của tổ chức so với những nhóm không sử dụng OKR. Trên thực tế, các nhóm và doanh nghiệp thường được khuyên sử dụng OKR để giám sát tốt hơn quỹ đạo tăng trưởng và theo dõi tiến độ công việc.

Lợi ích về mặt văn hóa

Quan sát cho thấy, những doanh nghiệp không có quản lý mục tiêu cụ thể thường tập trung vào đầu ra, trong khi các doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ mục tiêu hàng năm và hàng quý của họ sẽ tập trung vào kết quả. OKR giúp thay đổi trọng tâm từ đầu ra thành kết quả. Công cụ này giúp tăng cường trách nhiệm, tính minh bạch và sự đồng thuận trên các mục tiêu trong một tổ chức, từ đó mang lại hiệu suất tốt hơn và tăng cường tính gắn kết của nhân viên.

Điều gì tạo nên một OKR tốt?

Để bắt đầu, hãy vẽ một bản đồ rõ ràng trong đầu. Hãy cụ thể hóa tất cả mọi thứ. Mục tiêu bắt nguồn từ các nhiệm vụ, vì vậy hãy nghĩ về nhiệm vụ cuối cùng của bạn, bạn thấy mình ở đâu khi kết thúc việc này? Khi bạn đã tìm ra câu trả lời, hãy sắp xếp các mục tiêu hiệu quả nhưng có thể đạt được. Hãy nhớ rằng, nhiều không có nghĩa là tốt. Kết thúc của mọi quy trình OKR thành công là khi kết quả được phân tích kỹ lưỡng. Mục đích của việc này là để tiếp tục phát huy và cập nhật những nỗ lực sắp tới của bạn.

Kết luận

Để tổng kết, các chuyên gia thường gợi ý năng suất làm việc bền bỉ và lành mạnh là nền tảng của thành công. Do đó, việc hệ thống hóa cuộc sống của một người có thể dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc và mãn nguyện. Ngày nay, với OKR, cột mốc này chỉ có vẻ như là một bước đi ngắn, nhưng với thời gian và nỗ lực phù hợp, nó hoàn toàn có thể mang đến những thành tựu lâu dài.

Nguồn: PeopleStrong

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!