Contact Us

Phân Tích Con Người trong Thời Điểm Bất Ổn

Phân Tích Con Người trong Thời Điểm Bất Ổn

08/07/2021

Nhận định rằng thời điểm hiện tại là thời điểm không chắc chắn là nói giảm nói tránh đi ít nhiều so với thực tế. Giờ đây cả thế giới đều đang sống trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, dẫn đến cú sốc lớn về nhu cầu kinh tế. Tuy nhiên, có những cách thức khác để chúng ta nhận định sự không chắc chắn này.

Phân Tích Con Người trong Thời Điểm Bất Ổn
People Analytics in a Time of Uncertainty

Phân tích con người giúp ta hiểu được những biến hóa về mặt tình cảm và sở thích trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau. Và sự thật là, thời đại của mô hình phân tích con người đã đến. Trong bốn năm qua, khảo sát Xu hướng Nhân tài Toàn cầu của Mercer đã theo dõi cách các tổ chức tận dụng việc phân tích để nắm bắt hành vi của con người. Gần đây nhất là vào cuối năm 2016, chỉ có 10% tổ chức sử dụng phân tích dự đoán để đưa ra thông báo về các quyết định liên quan đến con người của họ. Báo cáo năm 2020 cho thấy tính đến cuối năm 2019, con số đó là 39%. Ngoài ra có 61% giám đốc điều hành cho biết việc sử dụng phân tích con người để đưa ra quyết định là xu hướng nhân sự hàng đầu, đã để lại những tác động đáng kể.

Vậy bước tiếp theo sẽ là gì, đặc biệt là trong thời kỳ bất ổn như hiện nay? Có ba chủ đề nổi bật trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi với khách hàng:

1.“Phân tích con người” chính là về con người

Các công ty phải đối mặt với thách thức trong việc cân bằng giữa hai kết quả. Một mặt, họ cần bảo toàn bản thân để có thể trở lại kinh doanh trong tương lai. Mặt khác, nhân viên của họ đang phải đối mặt với những thách thức về sức khỏe và nguy cơ mất thu nhập (ở vài quốc gia như Hoa Kỳ là mất khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền). Ngược lại với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, lần này các tổ chức đề xem xét đến tác động liên quan đến con người trong quá trình ra quyết định.

Phân tích dự đoán là việc sử dụng dữ liệu hiện tại và quá khứ cùng việc mô hình hóa để xác định các sự kiện đã được dự đoán hoặc chưa xảy ra trong tương lai. Nó bao gồm việc khai phá dữ liệu, phân tích thống kê và học máy. Sau đây là một số câu hỏi chúng tôi sử dụng trong phân tích dự đoán:

  • Nếu chúng ta dành thêm 30% cho việc học, chúng ta có thể phát triển nhanh hơn bao nhiêu?
  • Nếu chúng ta sử dụng nhân tài tiềm năng, sẽ có tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh?
  • Liệu mức tăng 10%  lương linh hoạt có ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ nhân tài không?

Một công ty trong ngành công nghiệp nặng có thể dễ dàng yêu cầu nhân viên của họ tiếp tục đi làm vì tính chất công việc của ngành này thuộc nhóm lĩnh vực thiết yếu. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra sức khỏe đã làm nổi bật những lo lắng của nhân viên về vấn đề sức khỏe và công ty đó đã nỗ lực nhằm quyết mối lo ngại của nhân viên bằng cách số hóa các quy trình để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm tại các nhà máy của họ. Một công ty khác trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (cũng thuộc nhóm lĩnh vực kinh doanh thiết yếu) đã đưa ra hình thức trợ cấp thêm trước những lo ngại của nhân viên tại các văn phòng chi nhánh, nơi họ phải đến để phục vụ khách hàng.

Mặc dù họ có thể tiếp tục làm việc như trước giờ vẫn vậy – chỉ bổ sung thêm việc đo nhiệt độ và sử dụng đồ bảo hộ cá nhân như găng tay và khẩu trang – cả hai công ty trên đều hành động giống nhau. Đầu tiên, họ lắng nghe nhân viên của mình. Thứ hai, họ tiếp tục lắng nghe nhân viên của mình khi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do corona diễn ra. Thứ ba, và là điểm quan trọng nhất, họ không cho rằng họ biết điều gì là tốt nhất và phản hồi các nhu cầu của nhân viên ngay cả khi họ cần giải quyết việc tiếp tục kinh doanh của mình. Phân tích con người không chỉ là các mô hình dự đoán phức tạp. Nó còn là ảnh hưởng của các quyết định chúng ta đưa ra đến mọi người và việc lắng nghe rất có ích trong việc này.

Forget what you think you know about your workforce

2.Hãy quên những hiểu biết về lực lượng lao động của bạn đi

Không cho rằng bạn biết điều gì là tốt nhất là yếu tố quan trọng với chủ đề thứ hai này. Khi đối mặt với một loạt thách thức lớn trong một cuộc khủng hoảng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia về việc chú ý vào vấn đề nào – và các chuyên gia đó chính là nhân viên của bạn. Dữ liệu toàn cầu về phản ứng của doanh nghiệp đối với COVID-19 do Mercer thu thập vào tháng 5 cho thấy, 91% công ty ước tính COVID-19 có tác động vừa phải đến năng suất làm việc của lực lượng lao động, nhưng chỉ có 39% đã tiến hành khảo sát nội bộ, phỏng vấn hoặc nhóm tập trung để hiểu rõ hơn về suy nghĩ và cảm nhận của nhân viên. Đang có một sự chuyển đổi từ các cuộc khảo sát hằng năm về mức độ gắn kết của nhân viên sang các chương trình lắng nghe nhân viên, được tổ chức thường xuyên và có sự thấu cảm hơn.

Điều quan trọng ở thời điểm hiện tại không phải là xu hướng qua các năm mà là sự khác biệt theo từng tuần bởi những biến hóa nhanh chóng của cuộc sống hàng ngày cũng như các ưu tiên của tổ chức. Việc thiết kế các câu hỏi dành cho nhân viên xoay quanh các các chủ đề nóng sẽ giúp thu thập thông tin quan trọng để mọi người đồng lòng vượt qua khủng hoảng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các chủ đề thông dụng bao gồm việc cắt giảm lương và sa thải, rủi ro sức khỏe thể chất và tinh thần, duy trì trạng thái cân bằng và làm việc từ xa. Chúng tôi khuyến khích sử dụng các công cụ cảm nhận nhân viên, được thiết kế để nhân viên của bạn cảm thấy thoải mái nhất khi đưa ra phản hồi.

Nhân viên của bạn có muốn chia sẻ ý kiến trong các nhóm tập trung trực tuyến không? Bạn có  đang thực hiện kiểm tra sức khỏe nào có thể thêm các mục về COVID-19 không? Giữa tháng 3 chúng tôi đã tiến hành một nhóm tập trung trực tuyến gồm người lao động trên khắp Hoa Kỳ và biết rằng, thay đổi văn hóa làm việc và việc hợp tác giữa các phòng ban bị giảm xuống là những mối bận tâm hàng đầu. Nhiều người thể hiện sự lo lắng với các đồng nghiệp chưa sẵn sàng cho việc làm việc từ xa có thể trở nên xa cách. Tìm hiểu xem tổ chức của bạn có rơi vào trường hợp này không sẽ là yếu tố quan trọng đối với thành công lâu dài.

3.Tập trung hướng tới tương lai

Để chuẩn bị hướng đến thành công sau khi cuộc khủng hoảng lắng xuống, chúng ta cần học hỏi từ những bài học của hiện tại để đưa ra các quyết định hành động trong tương lai. COVID-19 đã cho thấy khả năng biến đổi quy trình hoạt động bình thường của các công ty. Trong những tháng tiếp theo, các công ty có thể cố gắng quay lại như cũ – hoặc họ có thể sử dụng lượng dữ liệu phong phú từ cuộc khủng hoảng để trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn.

Phần lớn khách hàng của chúng tôi đều có một vài nhân viên làm việc tại nhà. Giai đoạn điều chỉnh xã hội và thích ứng công nghệ này đã đặt ra những thách thức đối với nhân viên trong môi trường làm việc mới, và với các nhà quản lý trong việc điều hành nhân viên một cách trực tuyến. Trước COVID-19, khi các nhà quản lý gửi email ngoài giờ làm việc, nhân viên sẽ có áp lực phải trả lời và làm việc nhiều hơn bình thường. Chuyện tương tự đang xảy ra ở thời điểm hiện tại, khi nhiều người làm việc ngoài giờ để cân bằng với các nhu cầu ở nhà. Bạn có thể bắt đầu khoanh vùng các khu vực có cơ hội thay đổi bằng cách đặt câu hỏi: so sánh môi trường làm việc hiện tại và trước đây, tác động của những thay đổi đó là tích cực hay tiêu cực.

Thông qua câu hỏi này, chúng tôi không chỉ xem xét những thay đổi mà còn quan sát phản ứng của nhân viên với sự thay đổi đó. Chẳng hạn, chúng ta có thể kiểm tra tính kết nối thông qua các phân tích mạng xã hội. Sự hợp tác giữa các phòng ban tăng lên hay giảm đi? Tác động của lưu lượng email đến giờ làm việc là gì? Một số phòng ban có bị cô lập và cần chia sẻ kiến thức theo nhiều cách khác không? Chắc chắn là cần thiết trong việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng cả tổ chức có ảnh hướng đến các xu hướng hiện tại hay không. Ví dụ như các kỳ vọng trong quá trình làm việc từ xa có được trao đổi rõ ràng không? Trong và sau cuộc khủng hoảng này, việc kiểm tra chu đáo và chính xác hơn về cách chúng ta làm việc là rất quan trọng để duy trì thành công.

Trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng dẫn đến cú sốc về nhu cầu kinh tế, phân tích con người cho ta cơ hội nhận định cuộc khủng hoảng bằng sự thấu cảm. Sử dụng dữ liệu một cách chu đáo giúp ta đưa ra các chiến lược được tùy chỉnh phù hợp với lực lượng lao động. Chúng tôi có các công cụ để hiểu về cách làm việc của nhân viên, hoạt động tốt ở đâu và không hiệu quả ở chỗ nào, nhu cầu hiện tại của nhân viên là gì. Lãnh đạo bằng sự thấu cảm chỉ có thể thực hiện được khi tập trung vào yếu tố con người của phân tích con người. Khi xác định được nơi công ty cần hướng sự nỗ lực tới, thông qua các công cụ lắng nghe, hãy để nhân viên lên tiếng vì tương lai chung của họ.

Các công ty đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ về sự quan tâm của họ bằng cách giải quyết các nhu cầu và mối bận tâm của nhân viên. Các công ty có thể tạo ra các chiến lược mạnh mẽ để bảo vệ người lao động khỏi tác động hiện tại và chuẩn bị cho một tương lai thành công. Trong thời kỳ biến động này, chúng ta có cơ hội phát triển, đổi mới và trở nên kiên cường hơn bằng cách học hỏi từ những khác biệt của môi trường làm việc trước và sau COVID-19.

Nguồn: Mercer

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!