Quản Trị Nhân Sự Toàn Diện – Giải Pháp Doanh Nghiệp Không Thể Bỏ Qua
22/10/2021
Mỗi khi đề cập đến khái niệm “nơi làm việc”, đa số mọi người thường nghĩ về một nơi mà “đời sống cá nhân” sẽ được tạm gác lại. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra vấn đề này và bắt đầu thay đổi văn hóa làm việc của họ, bộ phận nhân sự cũng dần thích ứng với bối cảnh mới, từ đó cho ra đời phương pháp quản trị nhân sự toàn diện (holistic HR approach).
Mỗi khi đề cập đến khái niệm “nơi làm việc”, đa số mọi người thường nghĩ về một nơi mà “đời sống cá nhân” sẽ được tạm gác lại. Mỗi ngày đến chỗ làm, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tạm gạt bỏ các vấn đề cá nhân để có thể chuyên tâm vào thực hiện công việc một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Sự phân định rạch ròi giữa đời sống cá nhân và đời sống công việc xuất hiện trong tư duy của cả nhân viên lẫn chủ doanh nghiệp. Nhân viên dường như chỉ được xem như những người lao động đơn thuần thay vì là những cá thể cùng nhau phát triển trong cùng một tập thể lớn.Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra vấn đề này và bắt đầu thay đổi văn hóa làm việc của họ, bộ phận nhân sự cũng dần thích ứng với bối cảnh mới, từ đó cho ra đời phương pháp quản trị nhân sự toàn diện (holistic HR approach).
Phương pháp quản trị nhân sự toàn diện là gì?
Phương pháp quản trị nhân sự toàn diện tập trung vào giá trị “con người” của mỗi nhân viên và cố gắng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những sự điều chỉnh cần thiết để hài hòa với lý tưởng của các thành viên trong tổ chức. Theo các chuyên gia về quản lý nhân sự, đây là phương pháp quản trị có tính chiến lược, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài, phát huy tối đa nguồn lực trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung đề ra.
Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp quản trị nhân sự toàn diện?
1. Yêu cầu về lực lượng lao động đã và đang thay đổi
Trước đây, nhân viên thường được xem như một nguồn lực lao động và doanh nghiệp chỉ tập trung vào năng suất hoạt động cũng như khả năng hoàn thành mục tiêu của họ. Dần dà, những đột phá về khoa học và công nghệ đã thay đổi tính chất của lực lượng lao động. Nhân viên ngày nay được thừa hưởng nền giáo dục tốt hơn, có kỹ năng và năng lực vô cùng đa dạng. Không những thế, họ còn có đủ năng lực để tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.
Việc ứng dụng các dây chuyền sản xuất thông minh đã giúp doanh nghiệp linh động và đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Những quy trình đơn giản, nhàm chán nay đã được tự động hóa và được thay thế bởi máy móc. Trong khi đó, yêu cầu về năng lực đặt ra cho nguồn nhân lực ngày càng phức tạp và có tính liên kết chặt chẽ với nhau. Người lao động ngày nay cần thực hiện những công việc mà máy móc không thể làm được. Do vậy, các phương pháp quản trị nhân sự truyền thống không còn phù hợp.
2. Thái độ của người lao động trong doanh nghiệp thay đổi theo thời gian
Những chuyển dịch về mặt xã hội cũng như nhân khẩu học đã đặt ra yêu cầu thay đổi cho doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, thế hệ Y (Gen Y) đang dần nắm giữ vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Họ là những người hướng đến mục tiêu phát triển cá nhân, hăng say tìm kiếm ý nghĩa và giá trị mới. Bên cạnh đó, thế hệ Z (gen Z), những người luôn theo đuổi các giá trị thiết thực trong sự nghiệp đang chuẩn bị gia nhập thị trường lao động. Sự chuyển dịch này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những thay đổi trong phương pháp quản trị nhân sự để kịp thời thích ứng.
Bên cạnh đó, tri thức ngày càng trở thành yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp. Các hoạt động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sẽ làm cho môi trường làm việc trở nên sôi động, hiệu quả và tích cực hơn. Có cơ chế khen thưởng phù hợp là chưa đủ, bộ phận nhân sự cần đảm bảo nhân tài trong doanh nghiệp được phát huy tối đa khả năng trên con đường sự nghiệp và có lộ trình thăng tiến phù hợp. Phương pháp quản trị nhân sự toàn diện có thể giúp doanh nghiệp giải quyết. vấn đề này.
3. Quản trị nhân sự toàn diện có thể đem đến kết quả cụ thể, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Quản trị nhân sự toàn diện là giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động, vừa hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp, vừa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Một số chiến lược có thể áp dụng trong quản trị nhân sự toàn diện là xây dựng chế độ đãi ngộ và khen thưởng hấp dẫn, có tính cạnh tranh trên thị trường; khung quản lý năng suất lao động để xác định mức KPI khen thưởng; chính sách chăm sóc sức khỏe và chương trình phúc lợi khác. Dựa vào dữ liệu thu thập trong từng hoạt động nhân sự, lãnh đạo có thể đưa ra quyết định phù hợp cũng như chiến lược nhân sự kịp thời, đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với Talentnet nếu doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng giải pháp quản trị nhân sự toàn diện. Là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn nhân sự tại Việt Nam, với năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại, độ bảo mật cao, kinh nghiệm chuyên sâu về luật lao động và các giải pháp nhân sự, Talentnet tự tin là đối tác nhân sự lâu dài cho các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn.
Đâu là điểm mấu chốt để anh/chị quyết định áp dụng phương pháp quản trị nhân sự toàn diện cho doanh nghiệp?
Có những biến chuyển trong yêu cầu đối với nguồn nhân lực
Có sự chuyển dịch về thái độ của người lao động với công việc
Lãnh đạo tìm kiếm phương pháp quản trị nhân sự có thể đem đến kết quả cụ thể, rõ rệt