Contact Us

Cắt Giảm Nhân Sự Hàng Loạt - Khi Doanh Nghiệp “Thắt Lưng Buộc Bụng”, Xử Lý Ra Sao Để Vẹn Ý Đôi Bên

Cắt Giảm Nhân Sự Hàng Loạt - Khi Doanh Nghiệp “Thắt Lưng Buộc Bụng”, Xử Lý Ra Sao Để Vẹn Ý Đôi Bên

27/07/2022

Giải quyết bài toán cắt giảm nhân sự không đơn giản là vấn đề giảm thiểu chi phí vận hành, mà hơn hết còn thể hiện tư duy quản trị nhân lực và xử lý khủng hoảng của các lãnh đạo doanh nghiệp. Việc cắt giảm nhân sự ra sao để đẹp lòng người đi, an tâm người ở lại luôn là thách thức lớn.

1. Hóc búa chuyện cắt giảm nhân sự

Tự động hóa và sự cạnh tranh khốc liệt toàn cầu là hai trong nhiều yếu tố chủ chốt khiến cho các doanh nghiệp phải chuyển mình và tái cơ cấu chiến lược nhân sự, và từ đó, đưa ra những quyết định mang tính đột phá nhưng khó khăn, và thường đau thương. Đặc biệt, với tình hình kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh doanh chậm lại, trong khi chi phí nhân sự tăng cao đã buộc các doanh nghiệp phải đưa ra quyết định giảm thiểu quy mô nhằm tiết kiệm chi phí. Một số ví dụ điển hình như đợt cắt giảm nhân sự hàng loạt với những cái tên lớn như Tesla, Netflix, Coinbase… với hàng chục ngàn nhân sự bị buộc phải thôi việc. Châu Á cũng không phải ngoại lệ khi theo DealStreetAsia, Shopee đang có cuộc cắt giảm nhân sự diện rộng tại nhiều quốc gia từ Tây Ban Nha, đến Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Tuy nhiên, sa thải hàng loạt không phải là phương pháp tối ưu bởi lẽ doanh nghiệp đang mạo hiểm chính thương hiệu tuyển dụng của mình, không ai muốn làm việc cho một công ty với nơm nớp lo sợ bị buộc thôi việc. Hơn nữa, theo Harvard Business Review, những nhân viên “sống sót” qua cuộc cắt giảm nhân sự cũng gặp phải 41% giảm sút về mức độ hài lòng công việc, và năng suất làm việc cũng giảm sút 20%. Từ đó, doanh nghiệp không những gặp nhiều khó khăn trong việc gắn kết nhân viên, mà lợi nhuận doanh nghiệp cũng gặp nhiều vấn đề trong dài hạn.

Layoff

Đứng trước khủng hoảng, cắt giảm nhân sự trở thành lựa chọn không ai mong muốn nhưng bất khả kháng

Việc cắt giảm nhân sự luôn phải là “bước đường cùng” khi doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác. Bởi dù có khéo như thế nào, doanh nghiệp khi đưa ra quyết định tái cơ cấu nguồn lực luôn sẽ gặp những phàn nàn từ những nhân viên bị buộc thôi việc, gây ác cảm cho những nhân viên còn ở lại, và tệ hơn nữa là gặp các vấn đề về mặt pháp lý nếu không cẩn thận. Vì thế, trước khi đưa ra quyết định, bộ phận HR cần chuẩn bị kĩ càng về những tình huống có thể xảy ra, và chuẩn bị các quy trình “giảm sốc” và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên sau thôi việc.” – Bà Nguyễn Thị An Hà, Giám đốc Marketing và Hợp tác Chiến lược của Talentnet chia sẻ.

2. Bài toán vui lòng người đi, an lòng người ở lại

Bất kì chiến lược cơ cấu nguồn nhân lực đều cần một sự chuẩn bị kĩ càng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều bên, đặc biệt là người lao động – nhóm gặp nhiều bất lợi và dễ tổn thương nhất trong các quyết định này. Vì thế, HR buộc phải khéo léo giải bài toán khó khi vừa phải tối ưu hóa nguồn lực công ty, vừa đảm bảo quyền lợi cho người ra đi, và làm yên lòng những người ở lại.

Theo bà Nguyễn Thị An Hà, nhà quản trị nhân sự cần lưu ý đến những yếu tố sau để xử lý đúng khi thực hiện các quyết định cắt giảm nhân sự:

Layoff

Cắt giảm nhân sự đòi hỏi nhiều cân nhắc và cách xử lý khéo léo để tránh những khủng hoảng về sau

2.1 Xác định chiến lược cắt giảm nhân sự kĩ càng, có chọn lọc và chuẩn bị cho các vấn đề pháp lý:

Để việc điều chỉnh nguồn nhân lực được diễn ra hiệu quả và tránh thiên kiến, HR cần trước hết thiết lập các hiệu số đánh giá cụ thể nhằm xác định nhóm nhân viên sẽ bị buộc thôi việc. Từ đó, làm nền tảng thể hiện sự rõ ràng, rành mạch trong quyết định cắt giảm để tránh khiến nhân viên cảm thấy bất công. Ngoài ra, HR cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật về việc sa thải nhân viên để phòng ngừa các vấn đề pháp lí không đáng có.

2.2 Thông báo trên tinh thần tôn trọng nhân viên:

Bất kỳ người lao động nào cũng đã có thời gian gắn bó, nỗ lực vì sự phát triển chung của công ty. Do đó, nếu buộc đưa ra quyết định cho thôi việc, ban lãnh đạo cần thông báo, trao đổi dựa trên tinh thần tôn trọng, thấu hiểu và lắng nghe những nguyện vọng của người lao động để có hướng giải quyết đẹp lòng người đi nhưng cũng làm an lòng những người ở lại.

2.3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp mới cho nhân viên:

Một trong những cách hỗ trợ hiệu quả nhất là giúp người lao động có việc làm mới. Dịch vụ Outplacement của các đơn vị nhân sự chuyên nghiệp như Talentnet sẽ hỗ trợ các nhân viên bị cho thôi việc chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng hơn. Đây được đánh giá là phúc lợi thiết thực nhất khi có thể giúp người lao động tiếp tục với một công việc ổn định mới, vừa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của doanh nghiệp dù trong hoàn cảnh khó khăn.

Sa thải nhân sự là quyết định khó khăn với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy vậy, chỉ cần bền lòng với tôn chỉ đặt lợi ích nhân viên lên hàng đầu, các doanh nghiệp sẽ có cách suy nghĩ và xử lý phù hợp với tình huống và tiếp tục tiến xa hơn trong mục tiêu phát triển bền vững.

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!