Contact Us

Sự Biến Động Trong Những Thời Điểm Khó Khăn: Kết Nối Cảm Xúc để Tăng Năng Suất Trong Công Việc

Sự Biến Động Trong Những Thời Điểm Khó Khăn: Kết Nối Cảm Xúc để Tăng Năng Suất Trong Công Việc

29/06/2021

Hoàn toàn có thể hiểu được rằng chúng ta đang phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc trong giai đoạn hiện nay. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, rất nhiều trong số chúng ta đã phải thay đổi nếp sống và làm việc thường nhật sang một thế giới với lối làm việc từ xa và giãn cách xã hội. Trong quá trình điều chỉnh nhịp sống để thích ứng với hiện thực mới này và đối phó với sự bất an nặng nề trong công việc và cuộc sống, chúng ta cần dành ra thời gian để nhận diện cảm xúc của mình và tập cách kiểm soát chúng một cách tích cực cho chính sức khỏe và năng suất làm việc của mình.

Sự Biến Động Trong Những Thời Điểm Khó Khăn: Kết Nối Cảm Xúc để Tăng Năng Suất Trong Công Việc
Sự Biến Động Trong Những Thời Điểm Khó Khăn: Kết Nối Cảm Xúc để Tăng Năng Suất Trong Công Việc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cảm xúc tại nơi làm việc thường bị xem thường và coi là tệ hại – và điều này hoàn toàn không nên xảy ra. Khi bạn tìm kiếm trên Google về “quản lý và kiểm soát cảm xúc tại nơi làm việc”, rất nhiều những thuật ngữ xuất hiện nhằm chỉ cảm xúc theo nét nghĩa cảm tính nhất: Nước mắt, nỗi sợ hãi và cơn giận dữ.

Trên thực tế, bên trong chúng ta tồn tại rất nhiều loại cảm xúc. Rất nhiều trong số đó là cảm xúc tích cực, ví dụ như khi bạn được lãnh đạo một dự án hoàn toàn phù hợp với sở trường của mình hoặc cảm giác tự hào khi được công nhận vì những thành tích làm việc của mình.

Có những cảm xúc gây ra nhiều thách thức hơn, ví dụ như sự lo lắng đến từ việc cố gắng thích nghi với môi trường làm việc mới hoặc sự thất vọng khi không thể hòa hợp với đồng nghiệp của mình. Và đôi khi những cảm giác này trở nên rõ ràng hơn khi nhiều bài báo về chủ đề này được nêu bật.

Điều quan trọng cần nhớ về cảm xúc là chúng phát xuất một cách tự nhiên, và cảm xúc của bạn luôn có giá trị. Cảm xúc giúp phát ra tín hiệu báo động khi có điều gì đó vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng có thể phơi bày những động cơ và mong muốn tiềm ẩn bên trong. Chúng có thể truyền cảm hứng cho việc xem xét nội tâm cũng như hành động và những thay đổi tích cực.

Và khoa học ủng hộ những khái niệm này. Tại Emergenetics®, ta thường nói về hệ vi sinh vật sống trong ruột và mối liên hệ giữa ruột và não của chúng ta. Dữ liệu cho thấy rằng cảm giác từ ruột của chúng ta, ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và tâm trạng của chúng ta mà ta không nên bỏ qua nó. Chúng cần được ghi nhận và xem xét. Cảm xúc là người bạn đồng hành mạnh mẽ nhất giúp chúng ta hiểu về bản thân một cách tốt hơn, hiểu về con người hoặc khi cần phải đưa ra một quyết định. Bí quyết nằm ở cách chúng ta hiểu và quản lý cảm xúc sao cho những cảm xúc này có thể ảnh hưởng tích cực tới công việc và giúp chúng ta đạt kết quả tốt hơn. Hãy thử cân nhắc năm bước dưới đây trong những lần kế tiếp, 5 bước dành cho não bộ của chính bạn khi chúng ta bắt đầu nói hay chính khi cảm xúc của ta bắt đầu dâng trào.
 
Kết nối cảm xúc đến hiệu suất công việc:

1. Hãy dừng lại

Việc dành chút ít thời gian để tạm dừng lại mọi thứ là điều đặc biệt quan trọng đối với những cảm xúc mà chúng ta thường coi là “tiêu cực” hoặc “thách thức”, ví dụ như nỗi sợ hãi hoặc thất vọng. Việc làm này cực kỳ hữu ích cho dù bạn đang cảm thấy thế nào. Sau cùng, bạn sẽ nhận lấy lợi ích từ việc hiểu điều gì thúc đẩy cảm xúc của mình được tích cực hơn. Hãy thử đếm đến mười và hít thở sâu ba lần để bản thân có thời gian hiểu rõ hơn về nguồn năng lượng của mình di chuyển như thế nào thay vì phản ứng ngay lập tức. Bạn cũng có thể cân nhắc việc đứng dậy khỏi bàn làm việc và đi dạo để bản thân có thêm thời gian xử lý.
 
2. Hãy nhận biết và gọi tên cảm xúc của chính bạn

Trong bất kỳ lúc nào, việc luyện tập chánh niệm cũng có thể hữu ích vì thực tế là, rất khó để chúng ta dừng bản thân lại trong từng khoảnh khắc. Hãy nắm bắt lấy, ghi nhận những cảm giác bạn đang trải qua và đặt tên cho chúng như: căng thẳng, nhiệt tình hay do dự… và dần dần bạn sẽ bắt đầu hiểu cơ thể đang muốn nói với bạn điều gì.

Hãy tò mò

3. Hãy tò mò

Đừng cố gạt cảm xúc sang một bên. Thay vào đó, hãy nảy sinh tâm lý tò mò và tự hỏi bản thân những câu hỏi về cảm xúc của mình như:

  • Tác nhân nào có thể góp phần vào cảm giác này?
  • Cảm xúc này đến từ đâu?
  • Hành động hay lời nói nào đã dẫn đến phản ứng này?

Sử dụng một công cụ như Emergenetics® Profile có thể giúp cung cấp thêm thông tin chi tiết về cảm xúc của bạn. Bằng cách đạt được nhận thức về bản thân cũng như sở thích của bạn đối với những cách suy nghĩ và hành vi nhất định, bạn có thể bắt đầu khám phá những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài có thể ảnh hưởng đến bạn.

4. Phân loại cảm giác

Nhờ hiểu rõ ràng hơn về những gì bạn đang cảm thấy và lý do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy, bạn có thể phân loại tốt hơn về việc liệu cảm xúc đó có hữu ích cho tình huống hiện tại hay không? Các tác giả của “No Hard Feelings: The Secret Power of Embracing Emotions at Work” gần đây đã được phỏng vấn trên NPR nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân loại cảm xúc phù hợp và những cảm xúc không liên quan. Cảm xúc phù hợp là những cảm xúc liên quan đến lựa chọn bạn cần thực hiện, trong khi những cảm xúc không liên quan gây ảnh hưởng đến tình hình hiện tại.

5. Tập trung vào những cảm xúc phù hợp

Bây giờ bạn đã hiểu rõ hơn về cảm xúc nào có liên quan đến những vấn đề của hiện tại, hãy thử gạt những cảm xúc không liên quan sang một bên và xem xét hàm ý cùng nguồn gốc đằng sau cảm xúc có liên quan của bạn. Với sự chú tâm này, bạn có thể hiểu rõ hơn những gì cảm xúc đang hướng dẫn bạn cho những bước kế tiếp, cho dù đó là hướng đi khác. Hãy đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn lý do đằng sau một quyết định. Tìm kiếm một góc nhìn khác, cho bản thân và chính tinh thần của bạn được nghỉ ngơi.

Việc quản lý cảm xúc cần phải được thực hành. Ngay cả bước tạm dừng tưởng chừng như rất đơn giản cũng có thể là một thách thức khi bạn mới bắt đầu. Khi bạn trải qua những thăng trầm về mặt cảm xúc, có thể lý do phát sinh là khi bạn quá căng thẳng và không chắc chắn về điều gì đó cho thực tại của cuộc sống, hãy tự tạo sự an nhiên cho chính mình và hiểu rằng cần có thời gian để mọi cảm xúc của bạn được chuyển hóa một cách hiệu quả. Kết quả sẽ thật xứng đáng khi bạn bắt đầu sử dụng những hiểu biết sâu sắc này cho cảm xúc của mình để thúc đẩy bản thân mình thay đổi tích cực hơn, đạt những hiệu quả cao hơn trong công việc cũng như cải thiện hạnh phúc và nâng cao vốn hiểu biết trong cuộc sống của bạn.

Nguồn: Emergenetics International

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!