Xây Dựng Văn Hóa Gắn Kết trong Doanh Nghiệp – Lãnh Đạo Cần Làm Gì?
15/09/2021
Văn hóa doanh nghiệp là gì và mỗi cá nhân cần làm gì để phát huy ảnh hưởng tích cực đến môi trường làm việc? Đó là câu hỏi mà không ít nhân viên, quản lý và bất kỳ đội nhóm nào làm việc trong môi trường doanh nghiệp từng trăn trở. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cần thiết và một doanh nghiệp có văn hóa gắn kết sẽ có thể cải thiện không chỉ năng suất lao động mà còn tăng cường sự tham gia của tất cả mọi người trong công việc.
Một trong những ích lợi đầu tiên của văn hóa gắn kết là đem lại cảm giác hạnh phúc cho nhân viên và nâng cao hiệu quả công việc. Khi ấy, họ sẽ phục vụ khách hàng chu đáo hơn, đem lại cảm giác hài lòng hơn. Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa gắn kết giúp giảm tỷ lệ nhân sự nghỉ việc, cho phép doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực hơn vào các hoạt động duy trì và nâng cao năng lực cho nguồn lao động, thay vì phải liên tục tìm người cho những vị trí còn khuyết thiếu. Đem lại lợi ích lớn lao là vậy, song xây dựng văn hóa gắn kết trong doanh nghiệp không phải là vấn đề một sớm một chiều. Đó là cả một quá trình đòi hỏi sự cam kết, thời gian và sức lực.
Cùng chia sẻ tầm nhìn của doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa gắn kết là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp không thể bỏ qua nếu muốn phát triển văn hóa gắn kết. Đội ngũ lãnh đạo có thể bắt đầu từ việc chia sẻ một cách rõ ràng mục tiêu chung của doanh nghiệp đến toàn thể nhân viên. Khi mà văn hóa gắn kết được xác lập rõ ràng, nhân viên sẽ cảm nhận rõ hơn về những giá trị chung của tập thể, từ đó sẽ có xu hướng thắt chặt các mối quan hệ tại nơi làm việc, giúp đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp.
Định nghĩa “thành công” một cách rõ ràng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thành công, vì vậy cần phải xác định rõ từ đầu định nghĩa thành công của doanh nghiệp là gì. Khi đã có mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp cần chia sẻ với nhân viên. Mục tiêu này sẽ dẫn dắt họ đạt được những thành quả liên quan đến lợi nhuận, tăng trưởng hàng năm hay gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự. Ngược lại, từ phía nhân viên, hầu như ai cũng muốn hiểu rõ mục tiêu để có thể cùng đội nhóm đưa doanh nghiệp phát triển.
Thường xuyên thực hiện đánh giá định kỳ
Doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện đánh giá tiến độ trong quá trình xây dựng văn hóa. Một kế hoạch đánh giá nhân viên cụ thể, có thể theo từng ngày hoặc từng quý, là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo xây dựng đội ngũ gắn kết, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn phương án đánh giá phù hợp và nên cởi mở trong việc đón nhận phản hồi, góp ý.
Quan tâm sâu sát đến từng nhân viên
Nhân viên làm việc tại doanh nghiệp xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, với kinh nghiệm, tính cách và sở thích vô cùng đa dạng. Để xây dựng một môi trường doanh nghiệp có tính gắn kết, mỗi người cần được đối xử một cách bình đẳng. Lãnh đạo doanh nghiệp nên tận dụng khoảng thời gian ăn trưa để tìm hiểu rõ hơn về nhân viên, cả về tính cách lẫn thói quen hàng ngày, cùng với những áp lực trong công việc. Hành động này đồng thời cũng khuyến khích nhân viên tìm hiểu sâu sắc hơn về lãnh đạo của mình.
Cùng nhau phát triển
Xây dựng cộng đồng gắn kết là một quá trình cần đầu tư rất nhiều thời gian và sức lực, nhưng đổi lại doanh nghiệp sẽ có những đội nhóm được truyền cảm hứng, được tiếp lửa và cùng hướng đến hiện thực hóa tầm nhìn chung. Văn hóa gắn kết cũng là nền tảng để đội nhóm trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, trên cả phương diện cá nhân lẫn tập thể, giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới. Để làm được điều đó, lãnh đạo doanh nghiệp trước hết phải là những người thấu hiểu và thực hành văn hóa doanh nghiệp trước tiên.
Talentnet là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tìm kiếm lãnh đạo tại thị trường Việt Nam, với tỷ lệ phỏng vấn-trúng tuyển cao (3:1), tìm kiếm CV nhanh (3-5 ngày), cùng với mức độ cam kết cao (99,4% ứng viên ở lại sau năm làm việc đầu tiên). Hãy liên hệ ngay với Talentnet để tìm ra những giải pháp để tối ưu hóa thời gian và chi phí xây dựng văn hóa gắn kết trong doanh nghiệp.